Ngành Công nghệ thực phẩm là gì ? Nó được ứng dụng hay nghiên cứu về các phương pháp, công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản và đóng gói các sản phẩm thực phẩm như thế nào, hãy cùng Trường cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC) tìm hiểu về ngành học đầy triển vọng này nhé.
Tổng quan về ngành Công nghệ thực phẩm?
Công nghệ thực phẩm là gì?
Công nghệ thực phẩm có tên tiếng anh là Food Technology, bao gồm các lĩnh vực như bảo quản, chế biến nông sản; kiểm tra và đánh giá chất lượng chế biến và chất lượng thực phẩm; nghiên cứu sản phẩm mới, nguyên liệu mới; vận hành dây chuyền sản xuất thực phẩm. Công nghệ thực phẩm được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực và có mục đích đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng cường giá trị dinh dưỡng và cải thiện chất lượng sản phẩm.
Công nghệ thực phẩm là một lĩnh vực đầy triển vọng, có nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên quan tâm đến lĩnh vực này. Ngành này là một trong những ngành đang phát triển nhanh nhất, do nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm thực phẩm an toàn và chất lượng cao. Ngoài ra, ngành CNTP còn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh thực phẩm và đóng góp vào nền kinh tế đất nước.
Ngành Công nghệ thực phẩm là gì?
Ngành Công nghệ thực phẩm (CNTP) là lĩnh vực nghiên cứu về các phương pháp và công nghệ để sản xuất, chế biến, bảo quản và đóng gói các sản phẩm thực phẩm. Ngành này liên quan đến các lĩnh vực như hóa học, sinh học, kỹ thuật, vật lý và dinh dưỡng, và có mục đích đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng cường giá trị dinh dưỡng và cải thiện chất lượng sản phẩm.
Ứng dụng của ngành công nghệ thực phẩm trong đời sống
Ngành Công nghệ thực phẩm là một lĩnh vực rất quan trọng trong việc sản xuất và chế biến thực phẩm để đảm bảo an toàn và chất lượng thực phẩm cho người tiêu dùng. Dưới đây là một số ứng dụng của ngành Công nghệ thực phẩm:
- Chế biến thực phẩm: Ngành Công nghệ thực phẩm sử dụng các phương pháp và công nghệ để sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm, bao gồm cả thực phẩm đông lạnh, thực phẩm ướp, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đóng gói, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng,…
- Đánh giá và kiểm soát chất lượng: Ngành Công nghệ thực phẩm cũng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng thực phẩm bằng cách kiểm tra các chỉ tiêu dinh dưỡng, vi sinh vật, hóa chất, v.v. Các kỹ thuật phân tích thực phẩm như sắc ký lỏng, khí, phổ, vi sinh,..được sử dụng để đánh giá tính an toàn và chất lượng của các loại thực phẩm.
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Các kỹ sư và nhà khoa học Công nghệ thực phẩm tiến hành nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thực phẩm mới với mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người. Ví dụ, các sản phẩm dinh dưỡng như sữa chua probiotic, các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm chay, thực phẩm không gluten, v.v….
Xét tuyển ngành Công nghệ thực phẩm tại các trường Đại học, Cao đẳng
Theo quy định, mỗi ngành học được xét tuyển tối đa 4 tổ hợp môn. Trong đó, có những trường chỉ dành 1-2 tổ hợp môn xét tuyển đối với ngành Công nghệ thực phẩm nhưng tại một số trường khác, ngành Công nghệ thực phẩm xét tuyển đến 4 tổ hợp môn để tạo thêm cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Năm 2023, Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội xét tuyển theo 2 phương thức, đó là:
- Xét tuyển theo điểm thi THPT Quốc gia:
Điểm xét tuyển = Điểm môn Văn + Điểm môn Toán + Điểm môn Ngoại ngữ + Điểm ưu tiên >= 15 điểm
- Xét tuyển theo Học bạ THPT:
Điểm xét tuyển = Điểm TBCN lớp 10 + Điểm TBCN lớp 11 + Điểm TBHK I lớp 12 >=16.5 điểm
Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm sẽ được đào tạo những gì?
Sinh viên theo học ngành Công nghệ thực phẩm Sinh viên được trang bị các kiến thức về bảo quản, chế biến, đánh giá, kiểm định chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; vận hành dây chuyền sản xuất. Đồng thời các kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học và kiến thức chuyên sâu về ngành Công nghệ thực phẩm, nguyên liệu chế biến, quy trình phân tích, đánh giá và kiểm soát chất lượng thực phẩm và phương pháp chế biến thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm…. nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong nhu cầu ăn uống của cộng đồng.
Ngành học này đào tạo ra đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên gia và các nhà nghiên cứu, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời là nguồn nhân lực cốt lõi trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, những đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực cho ngành này ngày càng nâng cao, trong đó có nhu cầu gia tăng về nhân lực chất lượng cao.
Bên cạnh đó, sinh viên còn được học chuyên sâu về công nghệ chế biến thịt cá, đông lạnh thủy sản, công nghệ bảo quản, chế biến lương thực, công nghệ chế biến đường, sữa, đồ uống, chất béo thực phẩm…Tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm để ứng dụng vào thực tế. Có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; Có kiến thức quản lý, điều hành trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm.
Vì các tính chất đặc thù của ngành, sinh viên sẽ thường xuyên được thực hành trong phòng thí nghiệm, tập làm quen với các công việc phân tích thực tế, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn và tiến hành các quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm.
Một số môn chuyên ngành tiêu biểu của ngành Công nghệ thực phẩm là:
- Dinh dưỡng
- Hóa sinh học thực phẩm
- Vi sinh học thực phẩm
- Quản lý chất lượng
- An toàn thực phẩm
- Phân tích thực phẩm
- Công nghệ chế biến
- Công nghệ sinh học thực phẩm
- Phát triển sản phẩm…
Học ngành Công nghệ thực phẩm cần giỏi những môn gì?
Trên phương diện các khối để xét tuyển vào ngành học thì ta nhận thấy môn Toán là môn học có mặt trong đa số các khối thi. Bổ sung thêm về kiến thức cơ bản để theo học được ngành này thì bạn phải học tốt một số môn tự nhiên như Sinh, Hóa, Lý nữa. Vì đây chính là các kiến thức tạo nền tảng vững chắc phục vụ tốt cho các kiến thức chuyên môn sau này.
Khảo sát về điểm thi thì mức điểm chuẩn qua các năm của các trường dao động khá cao. Chính vì thế, bạn phải chú tâm đến việc học cũng như ôn tập thật tốt chuẩn bị cho kỳ thi tới. Hãy chuẩn bị một hành trang thật tốt để có thể chinh phục được đam mê của mình.
Những tố chất cần phù hợp với ngành Công nghệ thực phẩm là gì?
Để biết được những tố chất của ngành Công nghệ thực phẩm là khi học tập và làm việc, các bạn sinh viên đam mê và theo đuôi cần phải:
- Tư duy sáng tạo, khả năng phân tích;
- Đam mê công nghệ và nghiên cứu;
- Quan tâm đến lĩnh vực thực phẩm, dịch vụ ăn uống;
- Làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, trách nhiệm cao;
- Nhạy bén khi nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu khách hàng…
- Tính kỷ luật: Làm việc trong mảng nghiên cứu-phát triển đòi hỏi các cá nhân phải có tổ chức và nghiêm túc.
- Thích tìm tòi: Người kỹ sư cần phải quan tâm đến những kiến thức ngoài chuyên môn như marketing hay sản xuất.
- Tính kiên trì: Phải kiên trì tìm ra một công thức đúng cho tất cả các thí nghiệm.
Cơ hội việc làm và mức lương ngành Công nghệ thực phẩm
Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm
Công nghệ thực phẩm càng trở nên quan trọng trong nhu cầu phát triển chung của ngành do Việt Nam đang là một đất nước có sản lượng nông sản, thủy hải sản xuất khẩu ra thị trường thế giới khá lớn và ngày càng phát triển. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm, có thể đảm nhận ở các vị trí:
– Chuyên viên nghiên cứu phát triển sản phẩm: Người ở vị trí việc làm Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm sẽ có trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và các dự án mới.
– Kỹ sư chế biến nông sản: Đây sẽ là vị trí nghiên cứu các quy trình kỹ thuật chế biến nông sản như mục tiêu đề ra, giám sát, hướng dẫn công nhân các quy trình chế biến nông sản và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nghiên cứu các phương pháp chế biến hiệu quả để cải thiện năng suất.
– Kỹ sư chế biến thuỷ sản: Đây là vị trí chế biến, bảo quản, xử lý các sản phẩm thủy sản một cách an toàn nhất, hiệu quả nhất, và mang lại kinh tế cao nhất.
– Giám sát chất lượng sản xuất: Ở vị trí này bạn sẽ là người theo dõi và giám sát các bước sản xuất và sản phẩm có đạt đủ yêu cầu ở bước sản xuất đó hay không.
– Nhân viên kỹ thuật QC: Là vị trí chịu trách nhiệm theo dõi, đo lường các chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu và các thành phẩm trong các công đoạn sản xuất xem có đạt chất lượng theo yêu cầu hay chưa và xác nhận các kết quả kiểm tra đó.
– Nhân viên kiểm tra chất lượng: Là bộ phận chỉ huy và chịu trách nhiệm toàn bộ về tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra còn có 1 số công việc khác như:
- Nhân viên phụ trách kỹ thuật dây chuyền chế biến, bảo quản, kiểm định thực phẩm.
- Nhân viên nghiên cứu nâng cao chất lượng, cải thiện kỹ thuật chế biến thực phẩm trong các phòng Nghiên cứu-Phát triển sản phẩm.
- Nhân viên phụ trách kỹ thuật trong hệ thống phân phối và tiếp thị sản phẩm thực phẩm.
- Nhân viên tư vấn về quy định và luật thực phẩm.
- Chuyên viên kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ quan kiểm nghiệm, trung tâm dinh dưỡng.
- Nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về công nghệ thực phẩm của Việt Nam và nước ngoài.1
- Tiếp tục theo học ở chuyên sâu về Công nghệ thực phẩm ở bâc học cao hơn.
Mức lương ngành Công nghệ thực phẩm
Mức lương của ngành công nghệ thực phẩm có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm và địa điểm làm việc.
Lương khởi điểm của sinh viên sau khi học Công nghệ thực phẩm
Mức lương trung bình trong ngành công nghệ thực phẩm tại Mỹ là 58.500 USD/năm (tương đương hơn 1,2 tỷ đồng/năm). Với người mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, thu nhập sẽ ở mức 34.916 USD/năm (gần 800 triệu đồng/năm)
Ở Việt Nam, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thực phẩm mới ra trường sẽ có được mức lương khởi điểm từ 6 – 7 triệu/tháng. Đây là những vị trí không yêu cầu trình độ cao, chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ cơ bản. Mức lương này tương đương với đa số các ngành nghề khác.
Sau khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tuổi nghề cũng như chuyên môn vượt trội, cơ hội thăng tiến trong ngành là rất cao. Mức lương của các chuyên viên, kỹ sư, quản lý, giám sát bộ phận có thể lên đến 2,000 – 3,000 USD/tháng.
Lương theo năm kinh nghiệm của ngành Công nghệ thực phẩm
Công nghệ thực phẩm là ngành đã bắt đầu phát triển trên thế giới từ những năm 1970. Tuy nhiên, ở Việt Nam ngành này mới chỉ phát triển mạnh trong khoảng 20 năm gần đây.
Ở Mỹ, chuyên gia công nghệ thực phẩm có kinh nghiệm có thể nhận tới 99.251 USD/năm (tương đương khoảng hơn 2 tỷ đồng/năm). Trong khi đó, tại Việt Nam, với 3 – 5 năm kinh nghiệm, bạn sẽ nhận mức lương khoảng 7 đến 10 triệu đồng/tháng. Từ 5 năm trở lên, tuỳ thuộc vào trình độ và kỹ năng, đóng góp mà mức lương của chuyên gia công nghệ thực phẩm lên tới 50 đến 70 triệu đồng/tháng.
Chọn theo học ngành Công nghệ thực phẩm tại Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, những đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực cho ngành này ngày càng nâng cao, trong đó có nhu cầu gia tăng về nhân lực chất lượng cao. Nắm bắt được xu hướng đó, Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC) đã cho xây dựng chương trình học ngành Công nghệ thực phẩm theo chuẩn quốc tế, trang bị cho sinh viên những kiến thức cập nhật, đón đầu xu hướng nền công nghiệp chế biến thực phẩm thế giới.
Khi theo học ngành công nghệ thực phẩm tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội, sinh viên được trải nghiệm môi trường học tập năng động, chuyên nghiệp với cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm.
Chương trình đào tạo của trường chú trọng đến thực hành thực tiễn là chủ yếu. Sinh viên được thực hành thí nghiệm trong các phòng thí nghiệm hiện đại của trường. Đóng vai trò là một kỹ sư công nghệ thực phẩm và cho ra đời những sản phẩm độc đáo theo cách riêng của mình.
Ngoài các kiến thức học tập tại giảng đường, sinh viên còn được trải nghiệm thực tập nghề nghiệp tại các công ty, doanh nghiệp, các nhà máy thực phẩm lớn trong nước và nước ngoài. Từ đó giúp nâng cao trải nghiệm thực tế, bổ sung kiến thức và tay nghề chuyên môn nhằm đáp ứng tốt cho quá trình làm việc sau này của mình.
Ngành Công nghệ thực phẩm đang phát triển rất mạnh mẽ trên các thị trường công nghiệp chế biến. Vì thế, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành công nghệ thực phẩm ngày càng tăng cao. Đó chính là cơ hội lớn để bạn tiếp cận và theo đuổi ngành học này. Trong bài viết trên, FTC đã giải đáp câu hỏi “Ngành Công nghệ thực phẩm là gì?” và các thông tin về ngành học đến với các bạn. Mong rằng các bạn sẽ lựa chọn được công việc phù hợp với khả năng của mình.