Ngành Công nghệ thông tin hay còn gọi là IT là ngành học rất hot ở thời điểm hiện tại. Vậy sau khi tốt nghiệp sinh viên IT có thể làm các ngành nghề gì? Hãy cùng Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội đi tìm hiểu top các nghề về công nghệ thông tin tốt nhất mà các bạn sinh viên IT có thể làm trong tương lai nhé!

1. Chuyên gia mạng máy tính

Xã hội phát triển, con người sử dụng mạng để giao tiếp, giải trí, học tập,… Trong kinh doanh, các doanh nghiệp chú trọng việc sử dụng hệ thống mạng, công nghệ vào kinh doanh trực tuyến, giúp mang lại lợi thế cạnh tranh và nguồn lợi nhuận khổng lồ. Nhờ những yếu tố trên, nhu cầu đối với nghề quản trị mạng sẽ tiếp tục tăng mạnh tạo ra cơ hội việc làm cho người học ngành Công nghệ thông tin, bằng cử nhân khoa học máy tính hoặc các ngành liên quan.

Các chuyên gia và nhà phân tích mạng máy tính sẽ thực hiện xác định, thiết kế, xây dựng và duy trì một loạt các các hệ thống mạng và hệ thống truyền thông dữ liệu, đảm bảo sự hoạt động trơn tru của phần cứng và phần mềm có liên quan đến mạng Internet và Internet trong công ty, chẩn đoán và khắc phục các sự cố liên quan đến mạng, lập kế hoạch và triển khai các chính sách an ninh mạng.

2. Thiết kế và phát triển website

Website là một kênh truyền thông hữu ích. Các doanh nghiệp sử dụng website để truyền thông, quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm nhằm tăng cường khả năng phủ sóng, tác động lên tư tưởng và kích thích hành vi tiêu dùng của khách hàng. Kinh doanh trực tuyến càng phổ biến, càng tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các nhà phát triển website hoạt động.

các nghề về công nghệ thông tin
Có các nghề về công nghệ thông tin nào?

Các nhà thiết kế và phát triển website thực hiện công việc phát triển, nâng cấp giao diện web phù hợp với hành vi người dùng, duy trì trang web ổn định, cung cấp các chức năng cần thiết cho nhu cầu khách hàng. Sinh viên có thể đảm nhận các vị trí cụ thể của việc làm công nghệ thông tin này là: Nhà phát triển Front End, quản trị viên website, lập trình viên web.

3. Lập trình viên

Lập trình viên là người tạo ra, kiểm tra, xử lý và nâng cấp các chương trình máy tính. Họ có thể làm việc tại các công ty viết và bán phần mềm, nhưng cũng có thể làm việc độc lập. Công việc trong ngành lập trình yêu cầu bạn phải có bằng cấp về khoa học máy tính hoặc công nghệ thông tin. Khi tuyển dụng, các doanh nghiệp sẽ ưu tiên những ứng viên có đến kinh nghiệm làm việc, có đức tính kiên nhẫn, cẩn thận, tỉ mỉ, tư duy logic và có khả năng hướng dẫn, truyền đạt các thông tin kỹ thuật cho những người chưa biết. Nếu là lập trình viên ưu tú bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị trí lãnh đạo hoặc quản lý.

4. Kỹ sư phần mềm

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ở hệ thống máy tính và các thiết bị thông minh tạo ra nhu cầu cao về nhân lực kỹ sư phần mềm. Kỹ sư phần mềm có vai trò phát triển hệ thống máy tính, phân tích yêu cầu người dùng và tạo ra phần mềm ứng dụng, xây dựng các chương trình an toàn và phát triển các ứng dụng. Nếu muốn trở thành kỹ sư phần mềm, bạn cần có bằng bằng cử nhân ngành khoa học máy tính hoặc hệ thống thông tin, cùng với kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ và máy tính, bạn sẽ có lợi thế hơn nếu am hiểu về mạng, Internet và các ứng dụng web, cũng như có khả năng giao tiếp và khả năng phân tích vấn đề tốt. Cơ hội thăng tiến của kỹ sư phần khá rộng mở, nếu bạn làm việc tốt, có nhiều kinh nghiệm sẽ có cơ hội thăng chức thành quản trị dự án, hay được tham gia vào thiết kế hệ thống.

5. Chuyên gia mật mã

công nghệ thông tin
Sinh viên học ngành Công nghệ thông tin có thể làm gì sau khi tốt nghiệp?

Chuyên gia mật mã là người nghiên cứu mật mã, thiết kế hệ thống và phá vỡ hệ thống mật mã. Về cơ bản, chuyên gia mật mã là những nhà toán học, chuyên về việc tạo mã hay giải mã trong lĩnh vực công nghệ tin.  Là một chuyên gia mật mã có thể làm việc trong Chính phủ hay một số tập đoàn lớn cần đến các chuyên gia tư vấn về mật mã hoặc đảm nhận vị trí nghiên cứu trong quân đội và các trường đại học. Người làm việc tại vị trí này cần có đầu óc nhanh nhạy, linh hoạt, giỏi về lĩnh vực toán học và khoa học máy tính, công nghệ thông tin.

6. Phân tích hệ thống máy tính

Với các công ty, họ thường cần đội ngũ các nhà phân tích hệ thống máy tính để đảm nhiệm vụ thiết kế, xây dựng các hệ thống máy, đảm bảo sự ổn định của hệ thống, thiết kế hệ hệ thống mới hoặc tổ chức lại các tài nguyên máy tính của công ty để sử dụng chúng một cách tốt nhất. Chuyên gia phân tích hệ thống máy tính sẽ tuân thủ tất cả các bước trong vòng đời hệ thống bao gồm: khảo sát sơ bộ, phân tích, thiết kế, phát triển, triển khai và bảo trì.

Thông thường, vị trí phân tích hệ thống yêu cầu bằng hệ thống thông tin và kinh nghiệm chuyên môn. Kinh nghiệm làm việc thực tế với với bất kỳ công việc nào cũng được coi là lợi thế cho những người đang tìm kiếm công việc.

7. Quản trị cơ sở dữ liệu

Ngày nay, công nghệ phát triển, dữ liệu của các doanh nghiệp phần lớn đều được số hóa và lưu trữ trên máy tính giúp tích kiệm không gian, dễ dàng bảo quản, đơn giản hơn trong khâu tìm kiếm,… Điều này yêu cầu cần có nguồn nhân lực chuyên môn cao trong việc lưu trữ, tổ chức, phân tích và đảm bảo an toàn của dữ liệu thông tin.

Ngoài ra, nhiều cơ sở dữ liệu còn được kết nối với Internet và điện toán đám mây nên vấn đề bảo mật sẽ càng được quan tâm hơn và nhiệm vụ công tác bảo mật càng trở nên phức tạp hơn; quản trị viên cơ sở dữ liệu thường được ưu tiên những người có kỹ năng bảo mật thông tin, được thuê để bảo vệ cơ sở dữ liệu thông tin của công ty, doanh nghiệp khỏi tin tặc và các mối đe dọa mạng khác đến từ đối thủ.

5/5 - (2 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *