Tết Nguyên Đán hay Tết Âm lịch là một ngày lễ cổ truyền có ở hầu hết các quốc gia châu Á. Vậy ngày Tết của họ có giống Việt Nam không? Cùng dạo 1 vòng các quốc gia đón Tết cùng FTC nhé!

tết nguyên đán

Trung Quốc – Đài Loan – Hồng Kông 

Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông là những quốc gia có phong tục đón Tết khác tương đồng với nhau. Ngày Tết của họ thường kéo dài đến tận 15/1 âm lịch và là dịp lễ lớn và quan trọng nhất trong năm. 

Ở Trung Quốc, Tết là khi các gia đình cùng nhau treo câu đối đỏ, dán chữ trang trí và làm bánh nếp hình linh vật của năm. Các bữa cơm ngày Tết cũng rất phong phú nhưng chung quy lại vẫn là bữa cơm đoàn viên bên gia đình.

Đối với Đài Loan thì Tết cổ truyền lại được biết đến với trang phục cổ truyền và món canh viên. Về tổng thể, Tết âm của người Đài có nhiều điểm tương đồng với người Việt nhưng phong phú hơn với các hoạt động thả đèn hoa đăng, rước đèn hội.

Nhộn nhịp nhất có lẽ là ngày tết của người Hồng Kông. Đây là nơi Tết âm mang lẫn cả phong cách phương Đông và phương Tây. Các hoạt động nghệ thuật, hội chợ sẽ được tổ chức từ ngày 25 đến 30/12 âm lịch. Từ mùng 1, ngày Tết sẽ là dịp đoàn viên như nhiều quốc gia khác.

Hàn Quốc

Khác với các quốc gia khác, Tết Âm lịch ở Hàn Quốc thường có nhiều nghi thức hơn và đậm nét truyền thống. Là một trong 2 dịp lễ lớn nhất năm, cùng với Tết Trung Thu, Tết nguyên đán ở Hàn sẽ là dịp đoàn viên để toàn thể gia đình cùng nhau thực hiện những nghi lễ truyền thống của gia đình, dòng họ.

Cụ thể, sẽ có các nghi lễ sau:

– Nghi lễ Charye, thực hiện tại nơi thờ cúng của dòng họ, kính lễ tổ tiên.

– Nghi lễ Sabae, thực hiện sau nghi lễ Charye, người nhỏ trong nhà sẽ đến nơi ở của các bậc trưởng bối để chúc mừng năm mới, chúc thọ, nhận mừng tuổi.

Sau các nghi lễ thì là bữa cơm đoàn viên. Dịp Tết người Hàn thường mặc trang phục truyền thống Hanbok, tổ chức các buổi hội múa, vui chơi. Nhìn chung. Tết của người Hàn đan xen cả yếu tố nghi thức và vui chơi tự do.

tết nguyên đán

Mông Cổ

Là một quốc gia ở vùng sa mạc xa xôi phía Bắc, Tết Âm của người Mông Cổ là dịp kết thúc mùa đông lạnh lẽo để chào đón mùa xuân ấm áp, lộc lá. Để chuẩn bị cho dịp lễ này, người Mông Cổ thường rất chú trọng việc dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị quần áo mới, chào đón một năm “sạch sẽ”.

Các món ăn ngày Tết của người Mông Cổ thường được làm từ sữa, bánh, thịt cừu, thịt bò, thịt ngựa, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô… Trong dịp này, họ có một nghi thức là nam giới sẽ đến một ngọn đồi hay núi gần đó để cầu nguyện. Sau khi cầu nguyện xong, họ sẽ đi về hướng theo tử vi báo. Đây là hướng xuất phát để khởi đầu năm mới nhiều may mắn, thành công.

Ấn Độ

Tết Âm lịch ở Ấn Độ còn được gọi là Lễ Holi, nó không được tổ chức vào tháng 1 mà thường diễn ra vào tháng 3 hàng năm. Dịp này còn được gọi là lễ hội Sắc màu, thể hiện sự ấm áp, yên bình của mùa xuân, xua tan sự u ám, lạnh lẽo của mùa đông đã qua, và cũng là biểu hiện cho cái thiện đánh bại cái ác.

Trong dịp này, người dân thoa bột màu lên quần áo và gương mặt của tất cả mọi người kể cả lạ hay quen để chúc mừng một năm mới bình an. Sự nhộn nhịp và gần gũi của lễ hội đã để lại ấn tượng với đông đảo khách du lịch khi đến quốc gia này.

tết nguyên đán

Thái Lan

Quốc gia Phật giáo Thái Lan đón Tết âm theo Phật lịch, đó là khoảng thời gian từ 13 đến 15/4 âm lịch. Tết cổ truyền ở Thái Lan không phải dịp gì xa lạ mà đó chính là lễ hội té nước Songkran, cái tên hàm ý về sự đổi mới và phát triển. Đặc trưng của lễ hội này chính là mọi người té nước vào nhau thể hiện sự thành kính, biết ơn, và may mắn. Quan trọng nhất là hoạt động này giúp gắn kết mọi người với nhau.

Bạn đã trải nghiệm được những dịp Tết nguyên đán nào rồi?

Đánh giá bài viết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *