Học thương mại điện tử ra trường làm gì là nỗi băn khoăn của rất nhiều thí sinh. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về ngành Thương mại điện tử, để bạn biết được những cơ hội nghề nghiệp trong tương lai của mình.
Tiềm năng ngành Thương mại điện tử
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngành Thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh chóng với hàng loạt doanh nghiệp lớn nhỏ. Hiện nay, thương mại điện tử chiếm tỷ trọng lớn so với các loại hình kinh doanh truyền thống. Ưu điểm của kinh doanh trực tuyến là không bị giới hạn bởi không gian, dễ dàng tiếp cận đối tượng, lựa chọn phân khúc khách hàng, thanh toán nhanh chóng bằng ví điện tử. Người làm thương mại điện tử cũng có thể kích cầu người tiêu dùng bằng các chiến dịch marketing.
Nhờ sự phát triển của các tập đoàn, doanh nghiệp thương mại điện tử, nhu cầu tuyển dụng nhân lực lĩnh vực này tăng mạnh, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao có đủ kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu công việc thực tiễn. Vì vậy, các bạn sinh viên học ngành Thương mại điện tử sẽ có cơ hội việc làm vô cùng rộng mở nếu các bạn biết chú tâm vào sự nghiệp học hành và trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết cho tương lai.
Sinh viên học thương mại điện tử ra trường làm gì?
Thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển mạnh và chắc chắn sẽ tăng tốc trong những năm tới, đòi hỏi nguồn nhân lực lớn đáp ứng cho thị trường. Đó chính là lý do vì sao cơ hội việc làm của sinh viên ngành này rất đa dạng. Sinh viên học ngành thương mại điện tử có thể làm ở những vị trí sau:
– Chuyên viên thiết kế: Thiết kế đồ họa, thiết kế giao diện UX/UI, thiết kế website;
– SEO, Marketing online: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tiếp thị trên google, các trang mxh, trang bán hàng trực tuyến,…
– Biên tập viên, chuyên viên content: Biên tập nội dung website, viết bài PR sản phẩm dịch vụ, viết content quảng cáo, truyền thông MXH,…
– Nhân viên kinh doanh sàn thương mại điện tử: Định hướng phát triển thương hiệu, phân tích và xử lý dữ liệu, lên kế hoạch kinh doanh, chiến lược bán sản phẩm của công ty trên các sàn thương mại điện tử phổ biến như Shopee, Tiki, Lazada,…
– Chuyên viên tư vấn, chăm sóc khách hàng: Thuyết phục khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, tăng cường hiệu quả kinh doanh, quản lý quan hệ khách hàng, chăm sóc khách hàng cũ,…
– Quản lý, trưởng phòng, giám đốc sàn: Quản trị nhân lực, quản trị tài chính, lập kế hoạch Marketing sản phẩm, định hướng phát triển thương hiệu doanh nghiệp trong từng giai đoạn. Sử dụng các kiến thức về tài chính, quản lý, lãnh đạo để kết nối các bộ phận trong doanh nghiệp, thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, đảm bảo hoạt động thương mại điện tử diễn ra đúng kế hoạch;
– Cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng viên ngành Thương mại điện tử: Hoàn thành các đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo cử nhân ngành Thương mại điện tử,…
Thương mại điện tử làm việc ở đâu?
Với công việc đã nêu ở trên, sinh viên với tấm bằng cử nhân ngành Thương mại điện tử có thể khẳng định năng lực của mình tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước kinh doanh lĩnh tại các bộ phận như:
– Phòng Marketing, Phòng Truyền thông, Phòng nghiệp vụ kinh doanh, Phòng phát triển kế hoạch tại các công ty, doanh nghiệp kinh doanh về thương mại điện tử;
– Làm việc tại các công ty, doanh nghiệp chuyên tin học, công nghệ thông tin, thực hiện các giải pháp công nghệ để phát triển kinh doanh, thương mại;
– Làm việc tại các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu công nghệ thông tin của của các Bộ, Ngành; các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có giảng dạy ngành Thương mại điện tử.
Tin rằng qua qua các thông tin được cung cấp tại bài viết, các bạn trẻ chắc chắn đã có cái nhìn khái quát về tiềm năng ngành Thương mại điện tử, học ngành Thương mại điện tử ra trường làm gì và làm việc ở đâu để từ đó có được tâm thế tốt nhất theo đuổi nghề nghiệp yêu thích của bản thân.