Công nghệ thông tin không còn cái tên xa lạ nhưng ngành học Công nghệ thông tin ra làm việc gì thì không phải ai cũng nắm rõ. Nếu bạn đang băn khoăn tìm kiếm lời giải cho câu hỏi trên thì bài viết này dành cho bạn.

Những nội dung được học với ngành Công nghệ thông tin

Với ngành Công nghệ thông tin, các bạn sinh viên được học tập hệ thống kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, có sự kết hợp hài hòa giữa học lý thuyết, làm bài tập và học thực hành.

Cụ thể, khi vào học chuyên ngành, các bạn được tiếp cận với một số bộ môn sau:

  • Môn học về hệ thống máy tính và mạng máy tính: Với các môn học mang tên Kiến trúc máy tính, Nguyên lý hệ điều hành, Mạng máy tính, Cơ sở dữ liệu, Điều hành mạng,… , sinh viên nắm rõ những kiến thức nền tảng nhất về tin học, công nghệ thông tin, tạo một tiền đề vững chắc để học những bộ môn chuyên sâu về lập trình, thiết kế.
Nội dung đào tao của ngành Công nghệ thông tin
Máy tính và mạng máy tính là những học phần cơ bản đầu tiên mà sinh viên Công nghệ thông tin được tiếp cận
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Một môn học “búa bổ” mà mọi sinh viên Công nghệ thông tin đều có cơ hội trải nghiệm với nội dung đào tạo là nguyên lý, cách thức kết hợp, áp dụng một hoặc nhiều cấu trúc dữ liệu nào đó vào một hay nhiều thuật toán để có được đầu ra tối ưu và tốt nhất khi dữ liệu có số lượng cực lớn.
  • Các bộ môn về lập trình: Lập trình nâng cao, lập trình hướng đối tượng là những môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu các nền tảng lập trình như web, mobile.
  • Môn học về thiết kế website: Phân tích và thiết kế tương đối, Thiết kế giao diện người dùng, Đồ họa máy tính, Phát triển ứng dụng website là những môn học trang bị cho sinh viên từ kiến thức, tư duy đến kỹ năng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các đơn vị tuyển dụng sau này.
  • Các môn học tự chọn theo phân ngành cụ thể: Bên cạnh những bộ môn chuyên ngành chung về Công nghệ thông tin, các bạn sinh viên còn được lựa chọn một trong các phân ngành với khoảng 10 tín chỉ học chuyên sâu. Đó là một trong các phân ngành: Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin quản lý.

Học ngành Công nghệ thông tin ra làm việc gì?

Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, cử nhân có thể làm việc với mọi phân ngành, bởi những kiến thức, kỹ năng đã được trang bị đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công việc.

Trong đó, tùy thuộc vào thế mạnh và mong muốn của bản thân, các bạn có thể lựa chọn một trong các hạng mục công việc sau:

  • Lập trình viên: Bao gồm Lập trình viên nội bộ và Lập trình viên tại công ty dịch vụ lập trình. Người Lập trình viên có thể đảm nhiệm code trên web hoặc mobile, và có nhiều cấp hạng theo thâm niên cũng như năng lực, đó là: Coder, Programmer, Developer, Software Engineer.
công việc dành cho cử nhân ngành Công nghệ thông tin
Lập trình viên là hướng đi được lựa chọn của hơn 60% cử nhân tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin
  • Quản trị mạng máy tính: Là người quản lý hệ thống mạng máy tính của một tổ chức – doanh nghiệp, đảm bảo toàn bộ được vận hành đúng chức năng, công suất, và thường xuyên cập nhật công nghệ mới. Nhân viên Quản trị mạng máy tính còn được gọi với những cái tên như: Quản trị viên hệ thống, IT Admin, IT Manager.
  • Bảo trì, sửa chữa máy tính: Phụ trách công việc sửa chữa, bảo dưỡng toàn bộ máy tính trong một doanh nghiệp hoặc làm dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng của một công ty chuyên cung cấp dịch vụ về máy tính này.
  • Quản trị cơ sở dữ liệu: Là những người thực hiện vòng tròn với các tên đầu việc sau tại một doanh nghiệp: Thiết kế, vận hành, chăm sóc, kiểm soát, duy trì an toàn hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.

Mức lương tương ứng với mỗi công việc ngành Công nghệ thông tin

Với mỗi hạng mục công việc, tùy thuộc cơ quan, doanh nghiệp sử dụng lao động, cũng như năng lực của bản thân, các cử nhân được nhận mức lương với những con số cơ bản như sau:

các mức lương cho cử nhân ngành Công nghệ thông tin
Cử nhân ngành Công nghệ thông tin có mức lương dao động khá lớn giữa các cấp bậc
  • Lập trình viên: Làm việc trong môi trường thuần Việt hay doanh nghiệp có liên kết nước ngoài, mức lương cho người Lập trình viên và chuyên viên dao động khoảng 8 – 25 triệu VNĐ/tháng. Còn với lập trình viên tại doanh nghiệp nước ngoài hoặc nhận dự án nước ngoài, mức lương có thể lên khá cao, khoảng 45 – 100 triệu VNĐ/tháng.
  • Với cấp chuyên gia, quản lý: Mức lương tùy từng quy mô doanh nghiệp, và thường trong khoảng 20 – 80 triệu đồng.
    Với chủ kinh doanh các dịch vụ Công nghệ thông tin: Mức lương không giới hạn.

Bài viết trên đây của chúng tôi chắc hẳn đã giúp bạn tự giải đáp câu hỏi “học Công nghệ thông tin ra làm việc gì”. Chúc các bạn đang, sẽ theo học, làm việc trong lĩnh vực về công nghệ này học tốt, không ngừng trau dồi, học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới để có thể phát triển vững chắc trong sự nghiệp của mình.

Đánh giá bài viết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *