Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, kỹ sư phần mềm trở thành công việc mơ ước của nhiều bạn trẻ. Nếu bạn đang băn khoăn “Học ngành gì để trở thành kỹ sư phần mềm?” thì đừng bỏ lỡ các thông tin hữu ích trong bài viết sau đây.

Học ngành gì để trở thành kỹ sư phần mềm?

học ngành gì để trở thành kỹ sư phần mềm

 

Để trở thành một kỹ sư phần mềm bạn cần có kiến thức chuyên môn vững chắc và kỹ năng để đáp ứng các yêu cầu mà công việc thực tế đặt ra. Hiện nay, có một số ngành đào tạo tiêu biểu mà bạn có thể tham khảo như:

  • Ngành Công nghệ thông tin: Đây là ngành học có số lượng người theo học nhiều nhất. Ngành này cung cấp kiến thức tổng quan về công nghệ thông tin (nghiên cứu, phát triển ứng dụng, quản lý hệ thống máy tính, phần mềm xử lý thông tin…). Ngành Công nghệ thông tin bao gồm nhiều chuyên ngành nhỏ và đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực.
  • Khoa học máy tính: Ngành này cung cấp kiến thức toàn diện về lập trình, cấu trúc dữ liệu, thuật toán và nhiều lĩnh vực khác trong khoa học máy tính.
  • Lập trình máy tính: Sử dụng các phầm mềm lập trình để nghiên cứu, phát triển các phần mềm, ứng dụng công nghệ trong giáo dục, giải trí, kinh tế, văn hóa, y tế…
  • Hệ thống thông tin: Nghiên cứu cách thiết kế, triển khai và đánh giá các hệ thống thông tin để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và doanh nghiệp.

Ngày nay, trước nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn kỹ sư phầm mềm làm việc trong các doanh nghiệp, nhiều trường cao đẳng, đại học đã mở các ngành đào tạo liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong đó, có thể kể tên một số trường uy tín như: Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC), đại học Bách khoa Hà Nội, đại học Công nghiệp Hà Nội, đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội…

Xem thêm: Học cao đẳng công nghệ thông tin có tốt không?

Công việc chính của một kỹ sư phần mềm

học ngành gì để trở thành kỹ sư phần mềm

Với những bạn muốn theo đuổi nghề kỹ sư phần mềm, chắc hẳn rất quan tâm đến những công việc mà một kỹ sư phần mềm sẽ đảm nhận. Thực tế, tùy vào tính chất dự án, quy mô công ty, lĩnh vực làm việc… mà kỹ sư phần mềm sẽ đảm nhận những nội dung công việc cụ thể khác nhau. Dưới đây là một số nhiệm vụ phổ biến:

  • Phát triển phần mềm: Viết, kiểm tra, bảo trì mã nguồn để tạo ra các sản phẩm phần mềm hoạt động hiệu quả.
  • Thiết kế hệ thống: Xác định yêu cầu hệ thống, thiết kế kiến trúc phần mềm để đảm bảo các ứng dụng và hệ thống phần mềm khác hoạt động trơn tru.
  • Quản lý dự án: Lập kế hoạch, phân công công việc, giám sát tiến độ của các dự án phần mềm để đảm bảo chúng được hoàn thành đúng hạn.

Để thực hiện tốt các công việc này, bên cạnh kiến thức chuyên môn vững chức, kỹ sư phần mềm cần có các kỹ năng như: Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy – logic,…

Mức lương của kỹ sư phần mềm

học ngành gì để trở thành kỹ sư phần mềm

Mức lương của kỹ sư phần mềm có thể dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, vị trí địa lý, quy mô công ty.  Thông thường, mức lương trung bình của một kỹ sư phần mềm có thể dao động từ 15 – 30 triệu đồng/ tháng nếu làm việc cho các công ty trong nước. Nếu làm việc cho các tổ chức, công ty nước ngoài mức lương có thể lên đến 50-60 triệu đồng/ tháng. Nhìn chung, thu nhập của kỹ sư phần mềm thuộc mức cao so với mặt bằng chung thu nhập của các ngành nghề trong xã hội.

Không chỉ có mức thu nhập hấp dẫn mà vị  trí kỹ sư phần mềm còn có nhiều ưu điểm về thời gian, địa điểm làm việc. Chẳng hạn, bạn không nhất thiết phải đến làm việc trực tiếp ở công ty. Bên cạnh đó, bạn có thể nhận làm thêm các dự án bên ngoài để tăng thêm thu nhập.

Trên đây là những thông tin cơ bản giải đáp cho câu hỏi  “Học ngành gì để trở thành kỹ sư phần mềm?” cũng như công việc và mức lương của một kỹ sư phần mềm. Chúc các bạn chọn được ngành học và môi trường học tập phù hợp để có thể thỏa sức chinh phục đam mê!

Đánh giá bài viết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *