Làm đầu bếp học ngành nào? Điều kiện theo học ngành đầu bếp là gì? Học đầu bếp là một ngành đào tạo mới tại Việt Nam. Hiện tại, có rất ít trường Đại Học đào tạo ngành học liên quan tới đầu bếp. Trong khi đó, có rất nhiều trường Cao đẳng đã và đang đào tạo chuyên ngành này. Vậy hãy cùng giải đáp những thắc mắc liên quan tới ngành học đặc biệt này nhé!

1. Làm đầu bếp học ngành nào?

Hiện tại không có trường Đại học nào đào tạo nghề bếp. Tuy nhiên, nếu bạn có đam mê với nấu ăn, có nghị lực và chịu được áp lực công việc cùng với một chút năng khiếu bẩm sinh, bạn hoàn toàn có thể bước chân vào nghề nghiệp này.

Nếu bạn muốn theo học Cao đẳng, Đại học mà khi ra trường có thể làm đầu bếp thì bạn có thể đăng ký vào 1 trong các ngành sau:

  • Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực
  • Kỹ thuật chế biến món ăn
  • Quản trị chế biến món ăn

Tuy nhiên, đa phần các trường thường đào tạo ngành Kỹ thuật chế biến món ăn vì ngành này cụ thể hơn, đào tạo tất cả các kỹ năng cần thiết cho một đầu bếp chuyên nghiệp. Ngành Kỹ thuật chế biến món ăn cũng được giảng dạy tại rất nhiều trường cao đẳng, trung cấp, trung cấp nghề.. Trong đó, có trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội.

Với kinh nghiệm đào tạo nhiều lứa sinh viên ra trường của ngành Chế biến món ăn tại Cao đẳng FTC, sinh viên theo học có nhiều tiềm năng nghề nghiệp, được các nhà tuyển dụng săn đón khi tốt nghiệp. Vì vậy, nếu muốn làm đầu bếp, đừng quên tới cao đẳng FTC nhé!

Làm đầu bếp học ngành nào?

2. Điều kiện theo học ngành đầu bếp

Trở thành một người đầu bếp chuyên nghiệp, có rất nhiều áp lực cũng như đòi hỏi nhiều kỹ năng nghề nghiệp. Vì vậy, để theo học ngành Kỹ thuật chế biến món ăn hệ cao đẳng để ra nghề, bạn cần đảm bảo một số điều kiện sau:

2.1 Đảm bảo đủ điều kiện trúng tuyển vào trường

Để học tập nghề đầu bếp, trước tiên bạn cần đủ mức điểm trúng tuyển vào trường. Đa phần các trường Cao đẳng đều sử dụng hình thức xét tuyển học bạ THPT, một số trường sử dụng điểm thi THPT QG để xét tuyển vào trường. Và trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội xét tuyển Cao đẳng Kỹ thuật chế biến món ăn với mức điểm trúng tuyển chỉ từ 16,5 điểm học bạ 3 năm THPT. Điều này giúp tạo điều kiện cho thí sinh dù có học lực chưa tốt nhưng vẫn có thể theo đuổi đam mê.

2.2 Có đam mê, yêu nghề

Dù là nghề đầu bếp hay bất kỳ ngành nghề nào cũng có cường độ và áp lực công việc rất lớn. Và với đầu bếp, hàng ngày cần phục hàng trăm, hàng nghìn khách hàng với nhu cầu khác nhau. Vì vậy, đòi hỏi bạn cần có sự kiên nhẫn, biết tính toán lượng thực phẩm, món ăn đầy đỷ cho một ngày và sáng tạo ra những món mới Vì vậy, phải có đam mê, nhiệt huyết thì bạn mới có thể vượt qua những áp lực này.

2.3 Yêu thích học hỏi

Học hỏi để tiếp thu kiến thức mới, đạt được những thành tựu mới là những tố chất không thể thiếu ở người làm nghề đầu bếp. Bởi có học hỏi bạn mới tích lũy được kinh nghiệm, từ đó tinh chỉnh được món ăn của mình cho hợp khẩu vị nhất.

Điều kiện theo học ngành đầu bếp

2.4 Dám ước mơ và luôn cầu tiến

Dù làm ngành nghề gì đi nữa, bạn đều cần có ước mơ, ý chí cầu tiến trong công việc. Bởi có ước mơ thì mới nỗ lực hết sức, phấn đấu hết mình và đạt được những thành tựu mới.

Như vậy, trong bài viết trên đã giải đáp những thắc mắc về làm đầu bếp học ngành nào và các điều kiện theo học ngành đầu bếp. Chúc bạn luôn đủ đam mê để theo đuổi thành công nhé!

Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội chuyên đào tạo các ngành thuộc khối Du lịch - Dịch vụ: Chăm sóc sắc đẹp, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Hướng dẫn du lịch, Kỹ thuật chế biến món ăn với cơ hội việc làm hấp dẫn khi ra trường. Nếu bạn có đam mê với các ngành Du lịch - Dịch vụ, hãy đến với Khoa Du lịch - FTC. Hãy đăng ký online tại đây để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!
5/5 - (1 vote)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *