Khi nền Kinh tế phát triển, giá trị cuộc sống của con người ngày càng gia tăng thì nhu cầu cải thiện chất lượng thực phẩm đang ngày càng được người tiêu dùng quan tâm. Từ đó, ngành Công nghệ thực phẩm được mở ra để đáp ứng các nhu cầu đó. Có rất nhiều các bạn trẻ đang quan tâm, và theo ngành này với mong muốn tạo một chế độ sạch, đảm bảo chất lượng cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Vậy ngành Công nghệ thực phẩm là học gì và cơ hội việc làm sau khi ra trường ra sao? Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà nội sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về ngành học này nhé.
Thông tin chung về ngành Công nghệ thực phẩm
Ngành Công nghệ thực phẩm (CNTP) có tên tiếng Anh là Food Technology. Đây là một ngành chuyên nghiên cứu về lĩnh vực chế biến nông sản và bảo quản, có ứng dụng thực tiễn cao trong đời sống con người, đặc biệt trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, ăn, uống… Ngành học được mở ra với mục đích nghiên cứu các phương pháp, các công nghệ hiện đại để tối ưu hóa dinh dưỡng trong sinh hoạt, nâng cao giá trị cuộc sống của con người.
Ngành Công nghệ thực phẩm tập trung đào tạo các kiến thức về sinh học; hóa học,vệ sinh an toàn thực phẩm; đánh giá chất lượng thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, phương pháp chế biến thực phẩm… Nghiên cứu, sáng tạo và vận hành các dây chuyền sản xuất thực phẩm hiện đại; quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm.
Ngành Công nghệ thực phẩm đào tạo những gì ?
Thực tế cho thấy, ngày nay nền kinh tế hội nhập đang cần nhiều nguồn nhân lực cho ngành Công nghệ thực phẩm, đặc biệt là nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao. Nắm bắt được tình hình đó, Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC) đã xây dựng và nâng cao chương trình đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm theo chuẩn quốc tế.
Nhà trường với mục đích hướng tới trang bị đầy đủ kiến thức cập nhật, giúp cho sinh viên được tiếp cận và đón đầu xu hướng nền công nghiệp chế biến thực phẩm trên thế giới. Cùng với đó, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu ngành Công nghệ thực phẩm được Nhà trường nâng cấp, cải tạo thường xuyên, bao gồm: Phòng thí nghiệm Hóa sinh, Phòng thí nghiệm Vi sinh, Phòng thí nghiệm Công nghệ thực phẩm và Xưởng Công nghệ thực phẩm.
Chương trình đào tạo được thiết kế theo hình thức phân bổ giờ học lý thuyết song song với giờ học thực hành. Bởi vậy, số giờ học lý thuyết của sinh viên ngành khóa thực tập thực tế tại khu công nghiệp; các nhà máy, các dự án nghiên cứu từ 3-6 tháng trong nước. Thậm chí, các bạn cũng có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi, thực tập ở các doanh nghiệp nước ngoài, quốc tế đang rất phát triển nền công nghệ chế biến thực phẩm như Hàn Quốc, Đài Loan,…
Một số môn học của ngành Công nghệ thực phẩm mà sinh viên cần biết đến như:
- Dinh dưỡng
- Hóa sinh học thực phẩm
- Vi sinh học thực phẩm
- Quản lý chất lượng
- An toàn thực phẩm
- Phân tích thực phẩm
- Công nghệ chế biến
- Công nghệ sinh học thực phẩm
- Phát triển sản phẩm…
Cơ hội việc làm sau khi ra trường của ngành CNTP
Hiện nay, thị trường Việt Nam quy mô đạt 100 triệu dân vào tháng 4/2023, trong khi thu nhập đầu người đang ngày càng tăng, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn và nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch, có thân thiện với môi trường. Họ sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để sử dụng thực phẩm đảm bảo cho sức khỏe. Bởi vậy, Công nghệ thực phẩm đang là một ngành học có triển vọng việc làm rộng mở tại các công ty trong và ngoài nước. Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thực phẩm tại Trường Cao đằng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC) hoàn toàn có thể đảm nhận và ứng tuyển vào các vị trí:
– Nhân viên quản lý chất lượng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên phát triển sản phẩm tại các Công ty sản xuất thực phẩm. Tại đây, họ chịu trách nhiệm theo dõi, đo lường các chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu và các thành phẩm trong các công đoạn sản xuất xem có đạt chất lượng theo yêu cầu hay chưa và xác nhận các kết quả kiểm tra đó.
– Phụ trách giám sát chất lượng sản xuất: Ở vị trí này bạn sẽ là người theo dõi và giám sát các bước sản xuất và sản phẩm có đạt đủ yêu cầu ở bước sản xuất đó hay không.
– Nhân viên tư vấn, thiết kế tại các tổ chức, cơ sở chuyển giao công nghệ, cung cấp thiết bị, phụ gia, hóa chất vật tư trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm.
– Làm việc tại các cơ quan/ ban ngành quản lý liên quan đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Giảng viên dạy các môn chuyên ngành thực phẩm, sinh học.
– Nhân viên nghiên cứu lĩnh vực về nông sản và thực phẩm tại các trung tâm, các Viện nghiên cứu, và cơ quan nghiên cứu của các Bộ/ngành.
– Kỹ sư quản lý dây chuyền sản xuất, quá trình chế biến – bảo quản – kiểm định thực phẩm,… tại các công ty sản xuất và chế biến thực phẩm, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm, các viện nghiên cứu.
Thông tin liên hệ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
Địa chỉ: Số 1 Phố Kiều Mai, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
ĐT: (024)6292.8282 – DĐ/Zalo: 0982865962
Website: https://nncn.edu.vn
Fanpage: fb.com/NgoainguCongngheHN
Email: tuyensinh@nncn.edu.vn