Một số tài liệu học tiếng Nhật liên quan đến từ vựng tiếng Nhật, ngữ pháp tiếng Nhật, kanji, giáo trình tiếng Nhật, từ vựng chuyên ngành tất cả các trình độ N5, N4, N3, N2, N1. Đây là nguồn tài liệu không thể thiếu khi học tiếng Nhật, các bạn có thể tải về máy và sử dụng khi cần thiết mà không mất thời gian tìm kiếm.

Trước khi tiếp cận với các tài liệu học tiếng Nhật, tôi và các bạn hãy cùng tìm hiểu sơ lược về tiếng Nhật, để từ đó chúng ta có được cái nhìn, sự hiểu biết nhất định và định hướng, đặt ra mục đích, mục tiêu cho mình trong quá trình học ngôn ngữ này.

I. Sơ lược về tiếng Nhật

1. Tiếng Nhật là gì?

Tiếng Nhật hay còn gọi là Nhật ngữ là một trong những hệ thống chữ viết của người Nhật. Chữ viết của quốc gia này có nguồn gốc xuất xứ từ tiếng Hán, được du nhập vào Nhật Bản trước công nguyên.

Sau một thời gian vào thời đại Heian, loại chữ Kana ra đời và mượn chữ Hàn dùng để ghi âm tiếng Nhật. Loại chữ Kana biến đổi một số quy tắc trong tiếng Hán và tạo nên chữ viết riêng của quốc gia này.

Tài liệu học tập tiếng Nhật
Tài liệu học tập tiếng Nhật

Vào cuối những thế kỷ IX loại chữ Hiragana được ra đời tiếp theo. Loại chữ này được hình thành dựa trên sự phát triển của chữ Kana. Lúc này chữ viết của Nhật hoàn toàn khác biệt và biến đổi thành chữ viết riêng. Cùng lúc này chữ Katakana cũng được ra đời và được xem là chữ quốc ngữ của Nhật, được sử dụng phổ biến cho đến bây giờ.

Tiếng Nhật có một cách viết riêng biệt về chữ viết và cách đọc hoàn toàn khác với tiếng Hán. Tiếng Nhật có từ vựng, câu văn và âm sắc giữ một nét đặc trưng riêng, không giống với bất kỳ một quốc gia nào. Điều này tạo nên bản sắc chữ viết, tiếng nói riêng cho người Nhật.

2. Đặc điểm của tiếng Nhật 

2.1 Về chữ viết

Hệ thống chữ viết tiếng Nhật chịu nhiều ảnh hưởng từ chữ Hán, du nhâp vào Nhật Bản trước Công Nguyên. Trong gần 1000 năm, chữ Hán thống trị tại Nhật, và được giữ nguyên 100%, không thay đổi. Vào thời đại Heian (794 – 1192), Chữ Kana ra đời, biến đổi một số quy tắc chữ Hán, dùng chữ Hán để ghi âm tiếng tiếng Nhật, loại chữ này sử đụng chủ yếu trong sáng tác thơ ca, tập thơ nổi tiếng của loại chữ này là tập Manyoshu. Vào cuối thế kỷ IX, dòng chữ Hiragana ra đời dựa trên quy tắc của chữ Kana, đây là chữ viết dành cho phụ nữ Nhật, dùng trong văn học và sáng tác thơ ca, tác phẩm Tập hòa ca (Wakashu) và bộ tiểu thuyết nổi tiếng đầu tiên của Nhật Bản Truyện kể Ghen-ji (Genji monogatari) đều sử dụng loại chữ này. Cùng thời với chữ Hiragana, chữ Katakana cũng ra đời, đây là loại chữ viết dành cho giới quý tộc Nhật Bản sử dụng để đọc kinh phạt, loại chữ này sau được chuẩn hóa và trở thành chữ Quốc ngữ (kokugo) của Nhật sử dụng cho tới ngày nay.

Tài liệu học tập tiếng Nhật
Hệ thống chữ viết tiếng Nhật chịu nhiều ảnh hưởng từ chữ Hán

2.2 Về từ vựng

Tiếng Nhật vốn có vốn từ vựng phức tạp và đa dạng, vốn từ vựng được chia thành nhiều lớp khác nhau. Lớp từ gốc Hán vay mượn từ Trung Quốc chiếm 60% từ vựng tiếng Nhật, Lớp từ gốc Nhật được vay mượn từ các ngôn ngữ khác ngoài Trung Quốc, chiếm khoảng 35%, chủ yếu là ngôn ngữ châu Âu: Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha được gọi là lớp từ ngoại lai, trong đó tiếng Anh chiểm số lượng lớn nhất, khoảng 60%, nội dung chủ yếu liên quan đến khoa học kỹ thuật, tiếng Pháp liên quan đến mỹ thuật, tiếng Ý liên quan đến âm nhạc, nghệ thuật, các từ gốc Đức liên quan đến y học…

2.3 Về Ngữ âm

Số lượng âm tiêt trong tiêng Nhật có 120 dạng khác nhau, mỗi âm tiết đều thể hiện bằng chữ Kana, mỗi âm đèu thể hiện bằng chữ Kana, trong đó 21 âm tiết được vay mượn từ bên ngoài. Tiếng Nhật có tất cả 5 nguyên âm: /a, i, u, e, o/ và 12 phụ âm: /k, s, t, g, z, d, n, m, h, b, p, r/ một số lượng khá ít so với các ngôn ngữ khác. Ngoài ra còn có hai âm đặc biệt là âm mũi (N) và âm ngắt (Q). Trong tiếng Nhật, trọng âm cũng giữ một vị trí khá quan trọng. Trọng âm được thể hiện chủ yếu bằng độ cao khi phát âm, và nhờ có trọng âm mà nhiều từ đồng âm khác nghĩa được phân biệt. Tuy nhiên, các phương ngữ lại có sự phân bố trọng âm không giống nhau. Vì vậy, phương ngữ Tokyo đã được lấy làm ngôn ngữ chuẩn.

2.4 Về ngữ pháp

Trật tự câu hoàn toàn đảo lộn so với ngôn ngữ khác, vị ngữ đứng cuối câu là một nguyên tắc bất dịch. Hầu hết các ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng trợ từ và trợ động từ chứ không phải là bằng trật từ từ trong câu. Mặt khác, động từ và tính từ trong tiếng Nhật có sự biến đổi về mặt hình thức bằng cách ghép thêm tiếp vĩ ngữ để tạo thành thời, thể, trạng thái…, nhưng không biểu hiện ngôi và số. Trong hội thoại tiếng Nhật, các ngôi nhân xưng, đặc biệt là chủ ngữ thường được giản lược một cách tối đa có thể. Điều này là do các ý nghĩa ngữ pháp, nghĩa tình thái trong câu nói đã được biểu hiện ở dạng thức của động từ rồi. Chỉ cần nhìn vào dạng thức của động từ cũng có thể phân biệt được ai là chủ thể của lời nói, ai là đối tượng giao tiếp và mối quan hệ xã hội giữa họ.

Ngoài ra, kính ngữ cũng là một phạm trù ngữ pháp quan trọng của tiếng Nhật. Mặc dù các phương tiện biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật bao gồm cả từ vựng và ngữ pháp, song phương tiện ngữ pháp chiếm tỉ lệ khá lớn. Có rất nhiều định nghĩa về kính ngữ, tựu chung lại, có thể hiểu kính ngữ là các biểu hiện hay các dạng thức ngôn ngữ mà người nói (hoặc người viết) lựa chọn cho phù hợp với tình huống và đối tượng giao tiếp để biểu thị ý kính trọng đối với đối tượng giao tiếp. Kính ngữ thuộc phạm trù từ vựng chủ yếu bao gồm các danh từ, đại từ nhân xưng và một số ít các động từ đặc biệt. Ví dụ, để biểu hiện ngôi thứ nhất có tới 31 từ, biểu hiện ngôi thứ hai có tới 48 từ ở các sắc thái ý nghĩa khác nhau. Kính ngữ được biểu hiện bằng phương tiện ngữ pháp bao gồm các dạng thức của động từ, trợ động từ. Nói chung, có ba dạng chính là: dạng thức kính trọng, dạng lịch sự và dạng khiêm tốn. Trừ một số động từ đặc biệt mà dạng thức kính ngữ của chúng là những từ riêng biệt được quy định, phần lớn động từ trong tiếng.

Tài liệu học tập tiếng Nhật
Tiếng Nhật vốn có vốn từ vựng phức tạp và đa dạng

Tài liệu học tập tiếng Nhật

Sau khi tìm hiểu sơ qua về tiếng Nhật đã giúp phần nào các bạn nắm bắt và hiểu được về ngôn ngữ này qua các đặc điểm như chữ viết, ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng …, đó là bước đầu tiên khởi đầu cho quá trình học tập và trải nghiệm về tiếng Nhật trong thời gian sắp tới.

Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội với mục tiêu là giúp sinh viên ra trường Giỏi chuyên môn – Giỏi ngoại ngữ – 100% Có việc làm sẽ cùng đồng hành và trang bị các kiến thức giúp sinh viên đạt được các kết quả tốt nhất.

Với kho tài liệu cơ bản này, hy vọng rằng các bạn sinh viên sẽ vận dụng được chúng, cùng với phương pháp học phù hợp để nâng cao trình độ tiếng Nhật của bản thân mình.

  1. Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana TẠI ĐÂY
  2. Bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana TẠI ĐÂY
  3. Bộ ảnh chữ cái Hiragana kết hợp từ vựng TẠI ĐÂY
  4. Bộ ảnh chữ cái Katakana kết hợp từ vựng TẠI ĐÂY
  5. 50 bài từ vựng minna TẠI ĐÂY
  6. 50 bài ngữ pháp minna TẠI ĐÂY
  7. Ngữ pháp N5 TẠI ĐÂY
  8. Ngữ pháp N4 TẠI ĐÂY
  9. Ngữ pháp N3 TẠI ĐÂY
  10. Ngữ pháp N2 TẠI ĐÂY
  11. Ngữ pháp N1 TẠI ĐÂY
  12. 800 từ vựng tiếng Nhật TẠI ĐÂY
  13. Những câu giao tiếp tiếng Nhật thông dụng TẠI ĐÂY
  14. 1500 câu tiếng Nhật TẠI ĐÂY
  15. Tổng hợp từ vựng chủ đề tính cách con người TẠI ĐÂY

Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội mong rằng với những tài liệu học tiếng Nhật mà nhà trường cung cấp, sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập thật hiệu quả và thành công trên con đường chinh phục tiếng Nhật!

Trong thời gian sắp tới nhà trường sẽ thường xuyên cập nhật các tài liệu liên quan để cùng đồng hành với các bạn trong suốt quá trình học tập.

Chúc các bạn học tốt!

– ST: Đức Minh

Đánh giá bài viết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *