Lựa chọn học ngành gì? Làm nghề gì? Luôn là mối quan tâm lớn của các thí sinh khi đăng kí nguyện vọng vào cao đẳng, đại học. Để chọn đúng hướng đi cho tương lai, bạn nên cân nhắc kĩ lưỡng tiềm năng phát triển của ngành học. Với tính ứng dụng cao, Thương mại điện tử hiện là ngành cực Hot trong thời đại 4.0.
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử là thuật ngữ để chỉ một lĩnh vực kinh tế. Theo tổ chức Thế giới WHO định nghĩa: Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet.
Hiểu một cách đơn giản, thương mại điện tử chính là mua bán trực tuyến. Các hoạt động thương mại điện tử được tiến hành thông qua internet, mạng viễn thông hay các phương tiện truyền thông đa phương tiện.
Tiềm năng phát triển của Thương mại điện tử
Xã hội ngày càng phát triển, các công nghệ, ứng dụng thông minh càng được ưa chuộng. Đối với lĩnh vực thương mại cũng vậy. Hoạt động mua bán truyền thông dần nhường chỗ cho các hình thức mua bán tiện ích trên các nền tảng internet, di động. Mua bán tiện ích, thông minh giúp con người tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Từ đó, tạo tiền đề vững chắc cho sự lên ngôi của ngành Thương mại điện tử.
Những con số biết nói chính là minh chứng cho khả năng phát triển không ngừng của ngành Thương mại điện tử. Chúng ta có thể đề cập tới một số dẫn chứng cụ thể sau:
Theo báo cáo chỉ số thương mại điện tử (EBI), năm 2016 Tổng giá trị thương mại điện tử trên thế giới đạt trên 1000 tỷ USD. Đây là con số vô cùng ấn tượng. Chưa dừng lại ở đó, chỉ số này dự kiến sẽ tăng khoảng 17% mỗi năm. Trong đó, thương mại điện tử trên nền tảng thiết bị di động chiếm trên 20% tổng doanh thu của Thương mại điện tử. Và hứa hẹn sẽ ngày một phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Tại Việt Nam, Thương mại điện tử là một lĩnh vực có sức ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế cả nước. Nó đóng góp trực tiếp vào quá trình tăng trưởng quy mô kinh tế tại nước ta. Theo Vụ kinh tế số và Xã hội số (Bộ thông tin và Truyền thông), Thương mại điện tử đã đóng góp 14,3% vào nền kinh tế (tính đến tháng 9 năm 2022).
Các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế cũng nhận định: Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử cao nhất khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, với tốc độ này dự kiến đến năm 2025, thương mại điện tử sẽ đạt 32 tỷ USD. Tức là tăng hơn 2,2 lần so với năm 2022 (năm 2022 Thương mại điện tử đạt 14 tỷ USD).
Khả năng phát triển mạnh mẽ trước sự biến đổi của công nghệ số
Thực tế, trong những năm qua ngành Thương mại điện tử Việt Nam đã phát triển song hành cùng với nền kinh tế cả nước. Sự tăng trưởng cả về quy mô cũng như chất lượng của thương mại điện tử cho thấy “sức sống mãnh liệt” của loại hình kinh tế này. Các mô hình kinh doanh online đa dạng và được ứng dụng rộng rãi sẽ giúp thương mại điện tử ngày càng khẳng định vị thế trong nền kinh tế.
Ông Trần Trọng Tuyến – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam nhận định: Thương mại điện tử trở thành đầu tàu trong sự tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam. Với những lợi thế thị trường đang đẩy mạnh chuyển đổi số cho thấy thương mại điện tử là cơ hội để thúc đẩy nền kinh tế số, là môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng các mô hình kinh doanh online tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Học ở đâu để trở thành nhân lực chất lượng ngành Thương mại điện tử?
Với khả năng phát triển bền vững trong thời đại công nghệ số, nhân lực có chuyên môn về thương mại điện tử luôn là bài toán của các nhà tuyển dụng. Bởi lẽ, hiện nay nguồn cung vẫn chỉ đáp ứng một phần nhỏ so với nhu cầu thực tế. Như vậy, học Thương mại điện tử sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội việc làm với thu nhập hấp dẫn.
Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết nên học ngành Thương mại điện tử ở đâu thì hãy tham khảo ngay ngành học này tại Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội. Với bề dày kinh nghiệm trong đào tạo cử nhân hệ cao đẳng chính quy, Trường cam kết mang đến cho sinh viên môi trường học tập chất lượng, năng động.