Học thương mại điện tử ra làm gì được rất nhiều bạn trẻ tìm hiểu và khám phá, đặc biệt là trong thời đại 4.0 hiện nay. Vậy, thương mại điện tử là gì? Học ngành thương mại điện tử được đào tạo những gì? Học xong ngành thương mại điện tử ra trường làm gì? Hãy cũng Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội tìm hiểu ngay những điều quan trọng liên quan đến thương mại điện tử trong bài viết dưới đây nhé!

Học thương mại điện tử ra làm gì
Học thương mại điện tử ra làm gì? Những điều cần biết về thương mại điện tử

Thông tin chung về ngành Thương mại điện tử

Thương mại điện tử trong tiếng Anh là Electonic Commerce hoặc là E-Commerce. Khái niệm thương mại điện tử đơn giản là quá trình mua bán, giao dịch thông qua các kênh điện tử, internet. Đó là các hoạt động liên quan đến mua bán, đặt hàng, giao dịch, thanh toán, giao hàng… sản phẩm hoặc dịch vụ.

Quá trình này có thể được tiến hành một phần nào đó hoặc toàn bộ các hoạt động thông qua phương tiện điện tử. Thương mại điện tử dựa trên các công nghệ điển hình như chuyển tiền điện tử, tiếp thị internet, trao đổi dữ liệu… Và đây là một trong những khía cạnh nhỏ hơn của lĩnh vực kinh doanh điện tử.

Thương mại điện tử có những ưu thế gì nổi bật?

Thương mại điện tử hiện nay đang có rất nhiều ưu thế nên phát triển rất mạnh mẽ, nhất là trên các sàn thương mại điện tử. Vậy, thương mại điện tử này đang có những ưu thế nào?

  • Thương mại điện tử giúp bạn giao dịch được mọi lúc và mọi nơi chỉ với thiết bị điện tử có kết nối internet. Nó cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng từ khắp nơi trên thế giới.
  • Giá các sản phẩm, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử thường có tính cạnh tranh hấp dẫn hơn do có sự trải nghiệm mua hàng trực tuyến giảm chi phí cho cả người bán và người mua. Đồng thời, bạn cũng sẽ dễ dàng tham khảo cũng như so sánh giá các bên với nhau.
  • Có khả năng kết nối với khách hàng cũng như tiện lợi hơn trong việc chia sẻ thông tin với khách. Đồng thời, đây cũng là kênh giúp khách hàng kết nối với nhau thuận lợi hơn.
  • Giao dịch điện tử sẽ có thế mạnh về các phương thức thanh toán linh hoạt hơn. Đồng thời, bạn cũng sẽ dễ dàng lưu trữ các thông tin thanh toán hơn.
Học thương mại điện tử ra làm gì
Những kiến thức và kỹ năng được đào tạo khi theo học ngành Thương mại điện tử

Những kiến thức và kỹ năng được đào tạo:

Sinh viên theo học ngành Thương mại điện tử tại Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội sẽ được trang bị các kiến thức về:

  • Quản trị doanh nghiệp giúp người học có thể tổ chức, điều hành và quản trị doanh nghiệp. Một số môn căn bản bạn sẽ được học bao gồm Tổng quan thương mại điện tử, Quản trị dự án đầu tư, Quản trị quan hệ khách hàng,…
  • Chuyên ngành Thương mại điện tử 4.0 để tổ chức, điều hành doanh nghiệp kinh doanh trên Internet, học về cách Xây dựng và triển khai ứng dụng thương mại điện tử; cách chạy quảng cáo, tìm kiếm tập khách hàng tiềm năng, xây dựng các kênh marketing để tối ưu lượt truy cập website bán hàng,…
  • Được đào tạo các kiến thức, khơi dậy khả năng phát triển ý tưởng kinh doanh trên các nền tảng liên quan. Như nền tảng từ các website, các thiết bị di động với các hệ điều hành Android, iOS
  • Kiến thức về tiếp thị nội dung, tiếp thị trực tuyến trên các kênh nền tảng như Youtube, Google, Facebook…
  • Kiến thức để quản trị đơn hàng, bán hàng hoặc quản trị nguồn nhân lực, quản trị doanh nghiệp
  • Phát triển được hệ thống và chăm sóc khách hàng hoặc các nhà cung cấp.

Với mức độ quan trọng của lĩnh vực thương mại điện tử nên bạn sẽ được đào tạo các kỹ năng liên quan đến ngành này. Cụ thể, bạn sẽ được đào tạo một số kỹ năng nổi bật như:

  • Phát triển được các tư duy sáng tạo và được định hướng kinh doanh, tạo nền tảng kiến thức cho các ý tưởng khởi nghiệp.
  • Marketing trực tuyến: Kỹ năng quảng cáo và tiếp thị trên các kênh trực tuyến, bao gồm cả mạng xã hội và quảng cáo trên tìm kiếm.
  • Thiết kế web: Kỹ năng thiết kế và xây dựng trang web chuyên nghiệp và thân thiện với người dùng.
  • Quản lý kho hàng: Kỹ năng quản lý và theo dõi tình trạng kho hàng và đảm bảo tồn kho đủ để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
  • Kinh doanh điện tử: Kỹ năng phân tích và hiểu rõ thị trường và xu hướng của thị trường để quản lý và phát triển doanh nghiệp thành công.
  • Xử lý đơn hàng và giao hàng: Kỹ năng xử lý và giao hàng đơn hàng một cách chính xác và đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
  • Quản lý khách hàng: Quản lý thông tin khách hàng, phân tích và đánh giá khách hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và xử lý khiếu nại và yêu cầu của khách hàng

Ngoài ra, bạn còn cần phải trau dồi các kỹ năng mềm như khả năng lắng nghe, phân tích, thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm… Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải tự tích lũy các kiến thức ngoại ngữ để thuận tiện hơn trong công việc sau này.

Học thương mại điện tử ra làm gì

Cơ hội việc làm ngành Thương mại điện tử (TMĐT) rất cao bởi ngành này được dự báo cần nguồn nhân lực lớn trong tương lai. Với những kiến thức và thế mạnh về xây dựng chiến lược kinh doanh, kỹ năng nghiệp vụ liên quan trong lĩnh vực công nghệ, tin học, ngoại ngữ, sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử có thể dễ dàng xin việc tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước. Sau khi ra trường, chúng ta có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:

Chuyên viên vận hành thương mại điện tử

Chuyên viên vận hành thương mại điện tử là một nhân viên chịu trách nhiệm cho việc vận hành và quản lý các hoạt động kinh doanh điện tử, bao gồm việc quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến giao dịch, thanh toán, vận chuyển và dịch vụ khách hàng. Họ cũng cần phải giữ cho cửa hàng điện tử của họ trông hoàn hảo, tốt và cập nhật với các sản phẩm mới nhất và tiên tiến nhất.

Chuyên viên vận hành thương mại điện tử cần có kiến thức về công nghệ và kinh doanh điện tử, cũng như khả năng giao tiếp và quản lý tốt với khách hàng và đồng nghiệp. Mức lương cho vị trí này đang dao động từ khoảng 8 – 15triệu đồng/tháng.

Học thương mại điện tử làm chuyên viên phân tích kinh doanh

Bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào cũng sẽ cần đến các chuyên viên phân tích nếu đi theo lĩnh vực thương mại điện tử. Nếu bạn chưa biết học thương mại điện tử ra làm gì thì bạn có thể định hướng theo nghề này. Bạn sẽ thực hiện các công việc tính toán và đánh giá các dữ liệu, sau đó đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp.

Các dữ liệu này thương sẽ liên quan đến vấn đề tài chính và các yếu tố liên quan đến thị trường. Nếu bạn yêu thích các con số và khám phá thì đây cũng là một gợi ý khá tốt. Mức lương cho vị trí này đang dao động từ khoảng 10 – 20 triệu đồng/tháng.

Học thương mại điện tử ra làm gì
Công việc của ngành Thương mại điện tử rất đa dạng

Nhân viên Digital Marketing, SEO/Content

Nhân viên Digital Marketing trong ngành thương mại điện tử là một nhân viên chuyên về tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ qua các kênh trực tuyến như website, mạng xã hội, email, vv. Họ cần phải có kiến thức về các công cụ và kỹ thuật tiếp thị số, cũng như cách thiết kế và quảng cáo cho các chiến dịch quảng cáo trực tuyến.

Ngoài ra, họ cũng cần có khả năng tư duy chiến lược, tổ chức làm việc tự chủ và trong nhóm trong mảng SEO/Content. Công việc SEO, Content là phần liên quan đến nội dung quảng bá dịch vụ, sản phẩm trên internet. Nó sẽ giúp cho khách hàng trở nên chú ý và gần gũi với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhất. Bạn sẽ thực hiện các nội dung để giúp cho công ty, doanh nghiệp tối ưu được chi phí và tăng được tỷ lệ chuyển đổi…

SEO và Content là những vị trí không thể thiếu nếu các doanh nghiệp muốn phát triển ở lĩnh vực thương mại điện tử. Do đó, nếu bạn yêu thích công việc viết lách và chưa biết học thương mại điện tử ra làm gì thì đây cũng là một gợi ý. Mức lương của các vị trí này dao động từ khoảng 8-  12 triệu đồng/tháng.

Chuyên viên quản trị hệ thống

Chuyên viên quản trị hệ thống ngành thương mại điện tử là một chuyên gia có trách nhiệm quản lý và tổ chức hoạt động của hệ thống thương mại điện tử. Họ phải quản lý các yêu cầu về kỹ thuật và kinh doanh, đảm bảo rằng hệ thống hoạt động một cách hiệu quả và an toàn.

Chuyên viên quản trị hệ thống ngành thương mại điện tử cũng cần phải làm việc với các nhà cung cấp và đối tác để đảm bảo rằng hệ thống đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của khách hàng. Họ cũng cần phải theo dõi và phân tích các thống kê về hoạt động của hệ thống để cải thiện và tối ưu hóa hoạt động của hệ thống.

Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại các công ty, doanh nghiệp. Có cơ hội thăng tiến lên vị trí Giám đốc thông tin (CIO), Giám đốc E- Marketing.

Tư vấn viên, chăm sóc khách hàng ngành thương mại điện tử

Một tư vấn viên ngành thương mại điện tử là một chuyên gia được hỗ trợ cho các doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến việc kinh doanh trực tuyến. Họ có thể giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển các chiến lược thương mại điện tử, tối ưu hóa các kế hoạch marketing, và cải thiện trải nghiệm người dùng trên các trang web và các ứng dụng thương mại điện tử.

Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử.

Chăm sóc khách hàng là vị trí được đánh giá như là bộ mặt của doanh nghiệp, công ty. Bạn sẽ thực hiện các công việc trò chuyện, tư vấn, ghi nhận và giải quyết các vấn đề của khách hàng. Vị trí chăm sóc khách hàng hiện nay trong ngành thương mại điện tử đang có nhu cầu rất cao. Ngoài các kiến thức về thương mại điện tử, bạn phải có kỹ năng giao tiếp, khả năng nhìn nhận và phân tích tình huống tốt. Mức thu nhập cho vị trí chăm sóc khách hàng thường dao động từ khoảng 8 -15 triệu đồng/tháng.

Làm chăm sóc khách hàng

Chăm sóc khách hàng cũng là một gợi ý dành cho bạn nào chưa biết học thương mại điện tử ra làm gì. Đây là vị trí được đánh giá như là bộ mặt của doanh nghiệp, công ty. Bạn sẽ thực hiện các công việc trò chuyện, tư vấn, ghi nhận và giải quyết các vấn đề của khách hàng.

Giảng viên ngành Thương mại điện tử

Một giảng viên ngành thương mại điện tử là một chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh điện tử và các nền tảng thương mại trực tuyến. Họ có thể giảng dạy về các chủ đề như:

  • Quản lý kinh doanh trực tuyến
  • Thiết kế và phát triển gian hàng trực tuyến
  • Marketing và quảng cáo trực tuyến
  • Thanh toán và giao dịch trực tuyến
  • Xây dựng và quản lý nền tảng thương mại điện tử

Giảng viên ngành thương mại điện tử cần có kiến thức sâu sắc về các lĩnh vực liên quan đến kinh doanh điện tử và các công nghệ mới nhất trong ngành. Bên cạnh đó, họ cũng có thể nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành về lĩnh vực Thương mại điện tử.

Một số công việc khác đến từ ngành Thương mại điện tử

Ngoài những công việc gợi ý trên thì bạn có thể tham khảo thêm một số các công việc khác cũng rất phổ biến:

  • Làm các công việc liên quan đến quản lý sản phẩm, nhập liệu hoặc làm nhân viên đặt hàng
  • Kinh doanh các dịch vụ truyền thông quảng cáo trên các sàn thương mại điện tử
  • Làm công việc chạy quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ trên Facebook, Google…
Học thương mại điện tử ra làm gì
Tố chất để theo ngành học “hot” bậc nhất hiện nay

Những tố chất cần có để học tập và làm việc của ngành Thương mại điện tử

Để thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử, bạn cần phải có những tố chất cơ bản dưới đây:

  • Cần phải có sự yêu thích công nghệ và có sự đam mê đối với kinh doanh
  • Phải có tố chất và các kỹ năng trong làm việc nhóm
  • Cần có kỹ năng giao tiếp tốt, biết cách thuyết phục trong quá trình đàm phán, kỹ năng thuyết trình
  • Cần phải biết cách quản lý thời gian hiệu quả và sắp xếp công việc khoa học
  • Cần phải có sự sáng tạo, khả năng phân tích và xử lý tình huống linh hoạt trong thực tế
  • Phải có tố chất hoặc các kỹ năng về ngoại ngữ
  • Biết cách cân bằng để chịu được áp lực trong công việc
  • Cần cù, chăm chỉ và gắn bó với công việc…

Qua thông tin bài viết, các bạn sinh viên chắc chắn đã có cái nhìn tổng quan nhất về việc Học Thương mại điện tử ra làm gì? và những điều cần biết. Để từ đó có được tâm thế tốt nhất theo đuổi nghề nghiệp trong tương lai.

 

5/5 - (2 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *