Trung thu được biết đến là một trong những cái tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Đây có thể coi là Tết lớn thứ hai trong năm, chỉ sau Tết nguyên đán, được chào đón, tổ chức ở hầu hết mọi gia đình và mọi địa phương. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng, ngoài Việt Nam, có những quốc gia láng giềng cũng đang cùng đồng hành “đón tết linh đình” vào mỗi rằm tháng 8. Cụ thể, có những nước bạn nào đang đón tết trung thu? – Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Hàn Quốc

Tết Trung thu ở Hàn Quốc được gọi là Chuseok. Từ này theo nghĩa đen là đêm mùa thu, thường được “ám chỉ” đêm trăng rằm đẹp nhất trong năm. Bên cạnh đó, bởi ngày lễ Chuseok diễn ra vào mùa thu – mùa thu hoạch hoa trái, nên nó còn mang ý nghĩa hội mùa.

Tết Trung thu ở Hàn Quốc
Mỗi mùa Trung thu, người Hàn Quốc sử dụng các sản phẩm mới gặt hái được như thịt, cá, rau, hoa quả, bánh gạo… để chế biến các món ăn và thành kính dâng lên tổ tiên

Vào ngày lễ Chuseok hàng năm, người Hàn Quốc sử dụng các sản phẩm mới gặt hái được như thịt, cá, rau, hoa quả, bánh gạo… để chế biến các món ăn và thành kính dâng lên tổ tiên.

Trung Quốc

Tết Trung thu ở Trung Quốc có từ thời Đường, vào khoảng đầu thế kỷ thứ 8. Ban đầu, Tết Trung thu với người Trung Quốc chỉ đơn giản là tiệc đêm uống rượu thưởng trăng, và thường được gọi vui là “Tết ngắm trăng”.

Tết Trung thu ở Trung Quốc
Tết Trung thu ở Trung Quốc còn là dịp người dân tổ chức ăn mừng vụ mùa bội thu và giao duyên nam – nữ

Sau này, Trung thu được chú trọng hơn và được coi là dịp sum họp của mỗi gia đình. Ngày này hàng năm được trịnh trọng gọi tên là “Tết sum họp” hay Tết sum vầy. Giống như Tết nguyên đán, khi mỗi mùa Trung thu về, những mọi thành viên trong gia đình đều trở về quây quần bên mâm cơm, cùng trò chuyện và tận hưởng không khí ấm cúng sau thời gian xa cách.

Không chỉ vậy, Tết Trung thu ở Trung Quốc còn là dịp người dân tổ chức ăn mừng vụ mùa bội thu. Bên cạnh mâm cơm gia đình, ở các địa phương còn tổ chức biểu diễn múa Lân – Sư Tử cho trẻ em. Đồng thời, đây cũng là dịp để các nam thanh nữ tú trổ tài giao lưu văn thơ, hát múa giao duyên.

Ngoài ra, mặt trăng tròn còn tượng trưng cho nữ giới, thể hiện vẻ đẹp, lộng lẫy nhất của các thiếu nữ vào ngày rằm tháng Tám.

Nhật Bản

Tại Nhật Bản, Trung thu được tổ chức như một lễ hội truyền thống từ khoảng 1000 năm trước. Tết Trung thu mang tên gọi Otsukimi, có nghĩa là “ngắm trăng”. Đây là lễ hội nhằm tôn vinh mặt trăng vào thời điểm trăng tròn đẹp nhất trong mùa thu.

Đặc trưng Tết Trung thu tại Hàn Quốc
Tsukimi-dango – Món bánh trung thu đặc trưng tại Nhật Bản

Đến nay, tuy Nhật Bản không còn sử dụng lịch âm nhưng Tết Trung thu hàng năm vẫn được tổ chức rầm rộ. Vào mỗi dịp Trung thu về, người Nhật vừa ngắm trăng tròn vừa thưởng thức những món ăn truyền thống, đặc biệt là bánh Tsukimi dango. Đây là bánh nếp truyền thống với hình dáng nhỏ xinh, tròn trịa, tượng trưng cho vầng trăng trên bầu trời.

Thái Lan

Tết Trung thu ở Thái Lan khá đặc biệt, còn được gọi là “lễ cầu trăng”. Lễ được tổ chức vào đúng ngày 15/8 m lịch, với sự tham gia “cúng trăng” của tất cả mọi người, không phân biệt già, trẻ, gái, trai.

Vào đêm trung thu, từng nhóm người (gia đình hoặc lớn hơn) sẽ ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất.

Đặc trưng Tết Trung thu tại Thái Lan
Mâm lễ cầu trăng của người Thái vào dịp Trung Thu

Điểm nhấn tại lễ cúng trăng là phía trên bàn thờ bày những quả đào và bánh Trung thu. Bởi theo quan niệm của người Thái Lan, lễ vật cúng và thủ tục này nhằm mong Bát Tiên mang Đào tới cung trăng để chúc thọ Quan m và các vị thần tiên, từ đó ban phước lành xuống cho mọi người.

Singapore

Tết Trung thu ở Singapore được chú trọng hơn các quốc gia bạn khi mọi người thường coi đây là dịp để gửi những lời chúc, món quà may mắn tới người thân, bạn bè và đối tác kinh doanh, thay vì chỉ tập trung vào lễ cúng, mâm cơm đoàn tụ.

Đặc trưng Tết Trung thu tại Singapore
Lễ hội đèn lồng, – một trong những nét đặc trưng của Tết Trung thu tại Singapore

Ngoài ra, bánh trung thu hay tiệc đoàn viên tại gia đình, lễ hội đèn lồng,… với những đặc sản mùa vụ cũng là những thứ không thể thiếu tại Singapore khi mỗi dịp trung thu về.

Người Sing cung rất thoáng khi cho phép những người nhập cư từ các nước bạn như Trung Quốc, Việt Nam,… được tổ chức đón Trung thu theo nghi lễ của nước mẹ đẻ vào mỗi mùa trung thu.

Bên cạnh những đất nước đã điểm tên trên, còn một số quốc gia khác tại khu vực châu Á cũng tổ chức đón Tết trung thu hàng năm như Đài Loan, Triều tiên, Philippin, Lào, Campuchia, Malaysia, Myanmar. Tại mỗi quốc gia lại có những điểm đặc trưng riêng trong cách tổ chức mừng ngày trăng tròn nhất trong năm.

Ngoại trừ Campuchia tổ chức Tết Trung thu vào 15/10 âm lịch, các quốc gia còn lại đều đón Lễ hội trăng rằm vào đúng ngày 15/8.

Trung thu với Việt Nam và một số nước bạn trong khu vực châu Á đã, đang và sẽ được trân trọng và duy trì tổ chức những nghi lễ truyền thống niềm tự hào dân tộc. Ngày Tết Trung thu đến ngày một gần hơn. Chúc tất cả các gia đình được đoàn viên ấm áp, và chúc mỗi thành viên có những giờ phút vui vẻ bên người thân, bạn bè của mình!

 

5/5 - (3 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *