Để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, mỗi người cần phải thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao tay nghề đồng thời nắm vững các kỹ thuật nấu ăn cơ bản trong khoa học ẩm thực để từ có thể ứng dụng và tạo ra những món ăn ngon và giá trị hơn.

Để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, mỗi người cần phải thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao tay nghề đồng thời nắm vững các kỹ thuật nấu ăn căn bản trong ngành ẩm thực để từ có thể ứng dụng và tạo ra những món ăn ngon và giá trị hơn.

Các kỹ thuật nấu ăn cơ bản của người đầu bếp

Tìm hiểu về ngành Kỹ thuật chế biến món ăn

Nấu ăn là một nghệ thuật, kỹ thuật và nghề thủ công từ việc chuẩn bị nguyên vật liệu đến sơ chế thức ăn, chế biến thức ăn, đến khâu trang trí sắp xếp bố trí món ăn cho hợp lý phù hợp với nhiều loại hình món ăn khác nhau, thành phẩm của việc nấu ăn có thể được chế biến sử dụng bằng nhiệt hoặc không sử dụng nhiệt.

Về kiến thức

Khi theo học Ngành Kỹ thuật chế biến món ăn tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC), người học được trang bị các kiến thức chuyên môn về kinh doanh ăn uống; tổ chức, chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác với các hình thức phục vụ ăn uống đa dạng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng đồng thời phù hợp với khẩu vị, tập quán ăn uống của du khách trong nước và quốc tế…

Đồng thời, được cung cấp những kiến thức cần thiết cho nghiệp vụ kỹ thuật chế biến món ăn như: Quản trị tác nghiệp, sinh lý dinh dưỡng, thương phẩm và an toàn thực phẩm; Văn hóa ẩm thực, xây dựng thực đơn, hạch toán định mức, nghiệp vụ chế biến bánh và món ăn tráng miệng, kỹ thuật trang trí cắm hoa…

Về kỹ năng

Hình thành cho người học các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản trong chế biến món ăn trong khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác;… Bên cạnh đó là khả năng làm việc độc lập; tham gia làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, ngoại ngữ vào công việc ở mức độ cơ bản; Rèn luyện cho người học sức khoẻ, đạo đức và ý thức kỷ luật cao;

Người học có khả năng tìm việc làm; tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp.

Các kỹ thuật cơ bản

Các kĩ thuật và nguyên liệu nấu ăn rất đa dạng trên thế giới, từ việc nướng thức ăn trên ngọn lửa cũng rất đa dạng, từ sử dụng bếp lửa truyền thống, bếp điện tử, bếp từ, lò than nóng, lò điện nướng,… Món ăn phản ánh các xu hướng và đặc điểm văn hóa, kinh tế, môi trường của từng miền, khu vực, quốc gia khác nhau. Sau đây là 1 vài kỹ thuật cơ bản của người đầu bếp

Kỹ thuật chiên ngập dầu (Deep-frying)

Kỹ thuật chiên ngập dầu là một kỹ thuật nấu ăn làm chín thực phẩm bằng cách cho chúng vào trong dầu ăn ở nhiệt độ cao khoảng 165 – 200 độ C. Tùy vào mục đích của Đầu bếp mà họ có thể sử dụng nhiều loại dầu khác nhau: dầu lạc, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu olive… hoặc bơ, mỡ động vật. Kỹ thuật này phù hợp với nhiều loại nguyên liệu khác nhau: rau củ, các loại thịt, cá, hải sản… Kỹ thuật này tạo ra một bề mặt dai và giòn trên món ăn và giúp cho thực phẩm bên trong giữ được độ mềm, nhờ vào dầu bảo vệ bề mặt khỏi cháy.

Để thực hiện kỹ thuật này, dầu được đặt trong một chảo hoặc một bồn chiên và được sưởi nóng đến nhiệt độ nhất định. Khi đun trong dầu, lượng nước bên trong thực phẩm sẽ sôi và làm chín từ bên trong ra ngoài. Lúc này, hơi nước bị đẩy dần từ trong ra phía bề mặt thực phẩm ngăn cản sự xâm nhập của dầu từ ngoài vào. Ngoài ra, đôi khi đầu bếp còn phủ một lớp bột chiên giòn bên ngoài để làm tăng mùi vị cho món ăn.

Sau khi chiên, Đầu bếp thường thực hiện quy trình làm nguội cho thức ăn để đảm bảo hương vị và độ ẩm lý tưởng bên trong bằng nhiều cách khác nhau như: dùng quạt gió để không khí lưu thông làm nguội nguyên liệu hoặc dùng thiết bị hút chân không hay nhúng thức ăn vào dầu nguội.

Chiên ngập dầu là một trong những kỹ thuật được các Đầu bếp sử dụng nhiều trong chế biến thức ăn. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật, thực phẩm sẽ bị khô, cháy khét, mất đi hương vị và lượng chất dinh dưỡng vốn có. Do đó, Đầu bếp cần nắm được các phương pháp, kỹ thuật, nguyên tắc, tính chất và nhiệt độ sôi lý tưởng của dầu cho từng loại thực phẩm… để có thể chế biến nên những món ăn thơm ngon, hảo hạng.

Kỹ thuật nướng

Nướng là một kỹ thuật được thực hiện bằng nhiệt tác động trên bề mặt thực phẩm từ phía trên hoặc dưới. Các đầu bếp sử dụng phương pháp nướng để tạo mùi thơm và màu sắc bắt mắt cho món ăn. Các món nướng thường có lớp vỏ vàng giòn nhưng bên trong lại mềm, ẩm, ngọt tự nhiên.

Những loại thực phẩm thường sử dụng phương pháp nướng rất đa dạng: các loại củ giàu tinh bột (khoai tây, khoai lang, sắn..), các loại cá, tôm, thịt, hải sản…Có nhiều thiết bị hỗ trợ cho kỹ thuật nướng từ đơn giản cho đến hiện đại như: lò nướng than, gas, lò quay, lò nướng salamender, lò nướng có thanh đốt nóng bên trên, lò nướng điện… Nhiệt độ nướng và thời gian nướng sẽ phụ thuộc vào từng loại thực phẩm.

Có hai phương pháp nướng là nướng trong lò và nướng xiên. Trong đó, nướng trong lò là phương pháp phổ biến cho tất cả các loại thực phẩm nguyên con và nguyên khối hoặc các loại bánh mì, bánh ngọt. Ngoài ra, hiện nay, có rất nhiều kiểu nướng độc đáo mới lạ như: nướng trên đá muối Himalaya, nướng ngói làm bằng đất sét nung, nướng giấy bạc, nướng chảo gang, nướng khói, nướng lu… tất cả đều mang đến những hương vị rất lạ miệng và hấp dẫn.

Mùi thơm nức lòng và hương vị đậm đà là những lý do để món nướng trở thành lựa chọn hàng đầu trong nhiều bữa ăn quan trọng. Kỹ thuật nướng “biến hóa” cho thực phẩm để chúng trở thành những món ăn thơm ngon đến khó cưỡng. Tuy nhiên, nướng không đúng kỹ thuật có thể khiến món ăn bị cháy khét, khô cứng, kém hấp dẫn. Đây là một trong những kỹ thuật quan trọng mà Đầu bếp cần hiểu rõ và nắm vững để tạo nên được những món ăn ngon, hấp dẫn về cả mùi vị lẫn màu sắc.

Kỹ thuật đút lò

Đút lò một cách chế biến món ăn được sử dụng phổ biến trên thế giới. Theo đó, thực phẩm được cho vào khay và đặt trong lò nướng ở nhiệt độ cao để chín đều từ ngoài vào trong và đảm bảo độ ẩm. Với đút lò, món ăn sẽ chín đều, vàng giòn bên ngoài, thơm ngọt bên trong, hoàn toàn không bị khô cứng, mất chất. Mức nhiệt cho kỹ thuật này thường vào khoảng 200 độ C.

Các nguyên liệu thích hợp cho phương pháp đút lò rất đa dạng và phong phú, từ rau củ đến thịt cá. Đặc biệt, mỗi loại mang trong mình hương vị rất riêng mà không có một phương pháp chế biến món ăn nào có thể làm được. Thực phẩm sử dụng phương pháp đút lò thường có dạng nguyên khối hoặc được pha trộn nhiều loại khác nhau. Đầu bếp sẽ quết dầu hoặc bơ lên thực phẩm trước khi nướng để món ăn không bị khô và bảo vệ lớp ngoài không bị cháy khét. Ngoài ra, Đầu bếp có thể tẩm ướp thêm một số loại gia vị, lá thơm trước khi nướng để gia tăng mùi vị cho món ăn.

Khi thực hiện kỹ thuật này, bạn nên sử dụng khay cạnh thấp, đủ rộng để thực phẩm không bị chảy tràn ra ngoài. Bạn có thể sử dụng giá đỡ để nâng khay thực phẩm lên cao sẽ giúp cho nhiệt tỏa đều hơn trong lò. Thời gian và nhiệt độ có thể sẽ thay đổi tùy theo kích thước của thực phẩm.

Những món đút lò nóng hổi, đậm đà hương vị ngày càng được nhiều người Việt lựa chọn cho bữa ăn của mình. Kỹ thuật đút lò thường được Đầu bếp sử dụng rộng rãi và phổ biến trong thao tác chế biến món ăn của nhiều nhà hàng, khách sạn… để chinh phục những vị khách khó tính nhất. Món ăn chế biến bằng kỹ thuật đút lò hấp dẫn người ăn từ lớp vỏ bên ngoài đẹp mắt cho đến hương vị thơm ngọt, đậm đà bên trong.

Kỹ thuật confit

Kỹ thuật confit là một kỹ thuật được sử dụng rộng rãi của những người đầu bếp. Confit là làm chín thức ăn trong dầu, chất béo, đường ở nhiệt độ thấp. Với phương pháp confit, thực phẩm được chiên với một lớp dầu hoặc mỡ trong thời gian dài, ở nhiệt độ chỉ khoảng 85 – 90 độ C, thậm chí là làm lạnh.

Các món sử dụng kỹ thuật confit phổ biến thường là thịt như thịt ngỗng, thịt vịt hay những loại thực phẩm có lượng mỡ tự nhiên cao. Trước khi áp dụng confit, thịt cần phải được ướp muối trước và có thể thêm vào một ít thảo mộc, rồi mới được đem nấu chậm cho chín từ từ. Nhiệt độ khi áp dụng kỹ thuật chế biến confit không được phép vượt quá 85 độ C.
Ngoài ra, kỹ thuật confit này còn được áp dụng cho trái cây và được gọi là confit trái cây. Nhưng không phải được làm chín trong mỡ động vật mà trái cây được phủ ngập bởi đường và ngâm trong thời gian dài. Thông thường những loại trái cây áp dụng kỹ thuật này thường là những loại trái cây nhỏ như nho, cherry để tiết kiệm thời gian.

Kỹ thuật đốt rượu

Kỹ thuật đốt rượu hay tên tiếng anh gọi là Flambe là thuật ngữ được áp dụng trong chế biến các món Âu với công dụng giảm bớt mùi hăng của món ăn (đặc biệt là thịt cừu, thịt bò…) và làm dậy mùi thơm hấp dẫn của thực phẩm.

Kỹ thuật đốt rượu được xem như là một phương pháp chế biến món ăn, rượu có công dụng như một chất cồn, thổi bùng ngọn lửa lên trên nguyên liệu, qua đó góp phần làm chín thực phẩm.

Để làm được kỹ thuật chế biến trên thì yếu tố quan trọng để làm nên ngọn lửa cháy to, nhanh dập tắt, tạo hiệu ứng đẹp, mang lại mùi và vị mới hấp dẫn cho món ăn chính là rượu. Rượu dùng để đốt trong chế biến các món ăn phải là loại rượu ngon và chất lượng thì mới giúp tạo được ngọn lửa xanh, đảm bảo lưu lại hương thơm nhẹ nhàng cho món ăn và không vươn lại mùi cồn. Tùy vào nguyên liệu của món ăn đầu bếp chọn loại rượu cho thích hợp. Ngoài ra thì kỹ thuật đốt rượu còn được sử dụng trong kỹ thuật pha chế đồ uống.

 

 

Đánh giá bài viết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *