Tìm hiểu chiến dịch marketing của các “ông lớn” như sàn thương mại điện tử Shopee hay Lazada là cách mà nhiều sinh viên, chuyên viên marketing tương lai đang thực hiện hàng ngày. Nếu bạn cũng là một tân binh yêu marketing thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để thấy được thành quả và sự khác biệt giữa chiến dịch marketing của hai thương hiệu lớn này trong những năm qua nhé!

Tổng quan về hai sàn thương mại điện tử lớn tại trường Đông Nam Á

Shopee và Lazada là hai trong số các sàn thương mại điện tử lớn và phổ biến nhất tại khu vực Đông Nam Á. Shopee là một nền tảng thương mại điện tử được thiết lập bởi tập đoàn Sea Limited (trước đây gọi là Garena), một công ty nghệ thuật đa lĩnh vực có trụ sở tại Singapore. Shopee chủ yếu hoạt động ở các thị trường châu Á, bao gồm Đông Nam Á, Đài Loan, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam.

Tổng quan về hai sàn thương mại điện tử lớn tại trường Đông Nam Á
Shopee và Lazada là hai sàn Thương mại điện tử lớn nhất khu vực Đông Nam Á

Shopee đặc phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến, đồng thời còn cung cấp nhiều dịch vụ liên quan như ShopPay (dịch vụ thanh toán di động), Shopee Mall (gian hàng của các nhà bán hàng lớn và thương hiệu nổi tiếng) cùng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Lazada là một nền tảng thương mại điện tử (e-commerce) lớn hoạt động chủ yếu tại Đông Nam Á. Sàn thương mại điện tử này được thành lập vào năm 2012 và trở thành một trong những trang web mua sắm trực tuyến phổ biến nhất trong khu vực. Lazada cung cấp một loạt rộng lớn các sản phẩm và dịch vụ, bao gồm điện thoại di động, máy tính, thời trang, gia dụng, mỹ phẩm, đồ chơi, và nhiều hạng mục khác.

Chiến dịch Marketing của hai sàn thương mại điện tử

Chiến lược marketing của Shopee

Nói về chiến lược marketing của Shopee, cần điểm tên các chiến lược thuộc 04 nhóm: Chiến lược về sản phẩm, chiến lược về giá, chiến lược về điểm bán, chiến lược về chiêu thị. Và trong hầu hết các chiến dịch marketing đều có sự kết hợp giữa hai hoặc ba chiến lược.

Xuyên suốt quá trình Shopee “đánh” thị trường Việt Nam, không thể không nhắc tới 03 chiến dịch tiêu biểu nhất:

  • TVC Campaign: Đây là một chiến dịch bắt trend cực đỉnh, được đánh giá cao bởi giới chuyên môn. Với chiến dịch này, Shopee tận dụng sức nóng hiện thời của các xu hướng để cho ra đời chuỗi TVC quảng cáo ấn tượng. Trong đó, điển hình nhất là bản Hit triệu View “DDU-DU DDU-DU” của Blackpink hay TVC tạo nên cú nổ lớn trên toàn Đông Nam Á – Sự kết hợp giữa Bùi Tiến Dũng và Bảo Anh trong bài hát Baby Shark,…
Chiến lược marketing của Shopee
Shopee rất chịu chơi khi hợp tác với cả nhóm nhạc nổi tiếng Thế giới
  • Chiến lược Marketing “nội địa hóa”: Shopee rất tích cực thực hiện chiến dịch địa phương hóa. Điều này thể hiện qua các hoạt động: Sẵn sàng điều chỉnh nền tảng để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu người dùng ở từng thị trường; tuyển dụng nhân sự là người ở mỗi địa phương, hợp tác với các ngân hàng tại địa phương để mang đến trải nghiệm mua sắm, giao hàng hoàn hảo cho người tiêu dùng.
  • Shopee tận dụng Influencer trong mọi chiến dịch marketing: Thực tế dễ dàng nhận thấy Shopee đã mời rất nhiều nhân vật nổi tiếng có lượng Fan khổng lồ trong giới giải trí như: Sơn Tùng, Bảo Anh, và cả các ngôi sao Hàn Quốc BLACKPINK,… Những gương mặt đại diện này là mấu chốt quan trọng, tạo hiệu ứng, giúp chiến dịch quảng bá sản phẩm, thương hiệu của Shopee thành công vang dội.

Chiến lược Marketing của Lazada

Tương tự shopee, để phủ sóng và giữ chân khách hàng, Lazada triển khai những chiến lược marketing khá thành công trong những năm qua. Tiêu biểu nhất, cần nhắc đến một số chiến lược sau:

  • Phủ sóng khắp các kênh Digital Marketing: Trong các chiến dịch bán hàng quy mô lớn, Lazada gần như xuất hiện ở hầu hết các phương tiện truyền thông từ tivi, báo online, báo giấy. Đặc biệt, ông lớn thuộc bản quyền Alibaba phủ sóng từ khóa tìm kiếm trên Google, banner quảng cáo trên website, mạng xã hội, và không bỏ qua việc gửi tin nhắn điện thoại. Với “mặt tiền” của mình, hãng cũng thường xuyên tối ưu hoá giao diện website để giúp khách hàng nhanh chóng lựa chọn được những sản phẩm, rút ngắn các bước cần thiết để đặt hàng.
  • Performance marketing: Đây là một mắt xích quan trọng trong chiến lược marketing của Lazada nhằm nâng cao hiệu quả quảng cáo. Đối với Lazada, họ tận dụng mỗi click của khách hàng để targeting và retargeting hiệu quả, tiếp cận khách hàng đã và đang quan tâm tới sản phẩm để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng
  • Triển khai Affiliate marketing: Trên nền tảng website sẵn có, Lazada khá thành công trong chương trình tiếp thị liên kết, mang về nguồn đơn hàng lớn cho trang thương mại điện tử này.
Chiến dịch marketing của Lazada
Lazada triển khai thành công chiến dịch marketing với Affiliate
  • Hợp tác với Influencer: Giống như Shopee, Lazada không bỏ quên chiến lược tiếp cận khách hàng thông qua người nổi tiếng. Tiêu biểu, với chủ đề “Mưa Sale Băng”, Lazada đã mang đến nhiều trò chơi, trải nghiệm mới lạ cho khách hàng, cùng với sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Tóc Tiên, Huỳnh Lập…

Hiệu quả chiến lược Marketing của Shopee và Lazada

Về chiến lược tiếp thị hỗ trợ khách hàng

Cả Shopee và Lazada đều có những chiến lược quảng cáo tiếp thị được triển khai đồng thời với các công cụ marketing dành riêng cho người bán trên trang. Đây là các phương pháp hữu ích giúp người bán thúc đẩy doanh số bán hàng online.

Khi so sánh Shopee và Lazada trong chiến lược tiếp thị thì Shopee có lợi thế hơn hẳn nhờ dịch vụ hỗ trợ quảng cáo Google. Nhờ vậy mà các shop bán hàng trên Shopee có thể hiển thị không chỉ trên trang Shopee mà còn được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google.

Chiến lược tiếp thị của Shopee thiên về các hoạt động giải trí. Shopee sẵn sàng hợp tác với các ca sĩ, người nổi tiếng được giới trẻ yêu thích. Điều này tạo nên tác động tâm lý tích cực đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Hiệu quả chiến lược Marketing của Shopee và Lazada
Shopee và Lazada hỗ trợ khách hàng thao tác đổi trả, hủy đơn nhanh chóng

Còn Lazada lại ưu tiên sử dụng trí tuệ nhân tạo AI và các dữ liệu phân tích để tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng. Các sản phẩm hàng hóa hiển thị đến người mua hàng luôn phù hợp với xu hướng tiêu dùng. Nhờ vậy, tỉ lệ mua hàng của người dùng trên Lazada thường tối ưu hơn.

Về trải nghiệm của khách hàng

Cả Shopee và Lazada đều luôn cố gắng tạo nên trải nghiệm thân thiện với người dùng trên cả trình duyệt web và ứng dụng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu trải nghiệm từ người dùng, giao diện và tốc độ tải trang của Lazada được đánh giá cao hơn so với Shopee.

Tuy vậy, khi xét đến trải nghiệm mua sắm thì Shopee lại chiếm ưu thế hơn. Bởi người mua có thể mua được hầu hết mọi sản phẩm trên Shopee với giá cực rẻ lại thêm nhiều chính sách khuyến mãi cực hấp dẫn.

Các chiến dịch marketing của Shopee và Lazada đã, đang và sẽ triển khai mang đến hiệu ứng tốt, giúp tiếp cận tệp khách tiềm năng và thu về “cơn mưa” đơn hàng. Những thông tin về chiến dịch, chiến lược marketing của hai sàn thương mại điện tử này sẽ tiếp tục được chúng tôi cập nhật. Các bạn hãy cùng đón đọc nhé!

5/5 - (1 vote)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *