Ngành Logistics đang và đang là lựa chọn của nhiều bạn trẻ mỗi mùa tuyển sinh bởi sự phát triển của chuỗi cung ứng trong vận hành hàng hóa cùng nhu cầu nhân lực có khả năng quản trị. Ngành Logistics là gì, học những gì và mang đến triển vọng việc làm ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Ngành Logistics tiếp tục “lên ngôi” trong thời điểm chuyển đổi công nghệ số

Ngành Logisitcs có mặt tại Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây với tốc độ phát triển vô cùng ấn tượng, lên đến 35 – 40% mỗi năm. Hiện tại, có hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này và con số này dự đoán sẽ càng tăng chóng mặt trong thời gian sắp tới.

nganh-logistics-len-ngoi-tai-viet-nam

Theo thống kê sơ bộ, hiện nay trên cả nước có khoảng hơn 1500 doanh nghiệp có mảng hoạt động Logistic. Trong đó, riêng tại Hà Nội có khoảng 500 – 700 nghìn đơn vị. Sự phát triển nóng của dịch vụ vận chuyển, cung ứng này đã làm cho nguồn nhân lực ngành Logistics luôn trong tình trạng thiếu cần bổ sung gấp nguồn nhân lực.

Ngành học Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng là gì?

Ngành học Logistics tên đầy đủ là Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng. Logistics hay chuỗi cung ứng được hiểu đơn giản là vòng tròn bao gồm các hoạt động như: lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan,…, nhằm đạt được mục đích đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng một cách nhanh, an toàn và tiết kiệm nhất về chi phí.

Quản lý Logistics hay quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động: Lập kế hoạch, quản lý thu mua và mọi hoạt động trong chuỗi Logistics.

Ngành Logistics học gì?

Với ngành học Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, sinh viên được tiếp cận bức tranh toàn cảnh về hệ thống kinh doanh, để từ đó tham mưu, giúp người quản trị đưa ra chiến lược phát triển sản xuất và cung ứng.

Cụ thể, ngành Logistics sẽ trang bị cho các bạn kiến thức từ cơ bản đến nâng cao như:

nganh-logistics-hoc-gi

 

  • Giao dịch thương mại Quốc tế: Quá trình xây dựng hợp đồng và tổng quan về ngành Logistics sau khi hợp đồng đã được ký kết; Những điều khoản Incoterms trong quá trình giao dịch hàng hóa đối với người bán và người mua; Cách khai báo hải quan và thông quan hàng nhập, hàng xuất qua hệ thống khai báo hải quan điện tử VNACCS.
  •  Vận tải Quốc tế: Những kiến thức vận tải hàng hóa bằng đường biển, đường hàng không, chuyên chở Container,… và cước phí vận tải mỗi loại hàng; Quá trình đóng gói, xếp dỡ hàng hóa; Quá trình lưu kho, lưu bãi.
  • Bảo hiểm trong hoạt động kinh tế đối ngoại: Những nội dung về bảo hiểm trong mua bán, vận chuyển hàng hóa; Công thức tính TTC ( Tổn thất chung), TTR (Tổn thất riêng) và số tiền bảo hiểm nhận được nếu gặp phải rủi ro trong hành trình trên biển.
  • Thanh toán Quốc tế: Những phương thức thanh toán phổ biến hiện nay để áp dụng thanh toán giá trị cho lô hàng nhập: Hối phiếu, kỳ phiếu, chuyển tiền bằng điện hay tín dụng thư (L/C),…
  • Luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại: Những kiến thức về luật pháp điều chỉnh trong nước và Luật quốc tế như Công ước Viên 1980, các quy tắc Hamburg và Hague Visby giúp người học nắm rõ được các nguyên tắc và các điều luật để tránh sai phạm và xảy ra kiện tụng, tranh chấp.
  • Tiếng Anh chuyên ngành Logistics: Quá trình soạn thảo hợp đồng và các loại thư Hỏi hàng, chào hàng, cùng với những kiến thức về tiếng Anh thương mại sẽ là cơ sở để sinh viên có thể thực hiện thành công quá trình xuất khẩu/nhập khẩu hàng hóa trên thương trường Quốc tế.

Ngành Logistics được đào tạo chính quy ở đâu?

Ngành Logistics hiện được được đào tạo phổ biến ở bậc đại học hoặc hệ cao đẳng logistics thuộc nhóm ngành Thương mại – Dịch vụ. Trong đó, có thể điểm tên một số trường trọng điểm:

Khu vực Miền Bắc

truong-dao-tao-nganh-logistics

Khu vực Miền Nam

  • Đại học Giao thông vận tải Tp.HCM
  • Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia Tp.HCM
  • Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Tp.HCM
  • Cao đẳng Kinh tế đối ngoại

Tuyển sinh ngành Logistic tại Việt Nam

Mã ngành Logistic

Ngành Logistics -và Quản lý Chuỗi cung ứng tại Việt Nam được triển khai hàng năm với mã ngành cụ thể như sau:

  • Hệ đại học: 7510605
  • Hệ cao đẳng: 6340113

Những khối/tổ hợp bộ môn và phương thức tuyển sinh ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng

Logistic là một ngành học đặc thù, yêu cầu năng lực quản lý, giao tiếp và tư duy logic. Với ngành học này, hiện các trường đang tổ chức tuyển sinh với một số tổ hợp bộ môn:

  • A00 (Toán – Vật Lý – Hóa học)
  • A01 (Toán – Vật Lý – Tiếng Anh)
  • D01 (Toán – Ngữ Văn – Tiếng Anh)
  • D90 (Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh)

Ngành Logistics được tuyển sinh hàng năm với hình thức xét tuyển điểm kỳ thi THPT, xét tuyển học bạ, hoặc kết hợp cả hai.

Chương trình học ngành Logistics

Với chuyên ngành Logistics, các bạn sinh viên được học tập với khung chương trình chủ đạo như sau:

  • Khối kiến thức đại cương: Các bộ môn về Pháp luật, Chính trị, Kỹ năng mềm, Giáo dục thể chất, Quốc phòng – An Ninh.
  • Khối kiến thức cơ sở ngành: Kinh tế vĩ mô – vi mô, Quản trị học, Marketing căn bản, Luật vận tải
  • Khối kiến thức chung của ngành: Quản lý hàng hóa logistics, Quản lý chuỗi cung ứng, Quản trị dự án đầu tư, Vận tải đa phương thức, Phương tiện xe dỡ và vận tải cảng, Khởi nghiệp trong lĩnh vực logistic, Chứng từ trong vận tải đa phương thức, Quản trị chất lượng logistics và chuỗi cung ứng, Quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng.

chuong-trinh-hoc-nganh-logistics

  • Khối kiến thức chuyên ngành: Mô hình quản lý và vận hành cảng, Quản trị hiệu quả kho hàng trong chuỗi cung ứng, Nghiệp vụ hải quan, Thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong logistics, Quản trị chi phí trong logistics và chuỗi cung ứng, Nghiệp vụ giao nhận hàng nguyên container và hàng lẻ, Kinh tế quốc tế, Tổ chức xếp dỡ, Thanh toán quốc tế, Quản trị chiến lược logistics,…

Chuẩn đầu ra ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng

Tốt nghiệp chuyên ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, cử nhân đạt các năng lực chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu thực tế công việc, với những tiêu chí cơ bản sau đây:

  • Có hiểu biết về nghề nghiệp và đạo đức tốt
  • Có khả năng ứng dụng những kiến thức về toán, khoa học và kỹ thuật
  • Năng lực cao về thiết kế, làm các thí nghiệm, phân tích, giải thích số liệu và lập báo cáo về các kết quả đạt được
  • Có khả năng thiết kế một hệ thống, bộ phận hoặc một quá trình để đáp ứng các yêu cầu về kinh tế, môi trường xã hội, chính trị, sao cho đảm bảo an toàn, sức khỏe và phát triển bền vững
  • Có khả năng làm việc trong các nhóm đa ngành
  • Nắm chắc cách thức nhận biết, lập công thức, mô hình mô phỏng, giải quyết các vấn đề của logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
  • Có khả năng giao tiếp hiệu quả, bao gồm giao tiếp nói, viết và các dạng khác
  • Có kiến thức rộng để từ đó hiểu được tác động của những giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh xã hội, kinh tế toàn cầu
  • Có khả năng sử dụng những kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại cần thiết cho thực tiễn kỹ thuật
  • Nắm bắt nhanh xu thế mới, có năng lực học tập nâng cao, nghiên cứu trong quá trình làm việc trong bối cảnh những công nghệ mới liên tục xuất hiện
  • Có kiến thức về toán ứng dụng trong vận trù học, xác suất thống kê ứng dụng trong logistics và quản lý chuỗi cung ứng
  • Có năng lực đáp ứng những nhu cầu cụ thể của ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng ở Việt Nam

Học ngành Logistic và Quản lý Chuỗi cung ứng ra trường làm gì? Ở đâu?

Tốt nghiệp chuyên ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, cử nhân có cơ hội việc làm rộng mở tại các cơ quan – doanh nghiệp với 03 mảng chính: Kho bãi, Giao nhận và Vận chuyển. Trong đó, chủ bao gồm những hạng mục cụ thể sau:

Với kỹ sư, cử nhân mới tốt nghiệp

  • Nhân viên hoạch định sản xuất
  • Nhân viên thu mua
  • Quản trị nguyên vật liệu
  • Nhân viên/ nhà quản trị tồn kho, nhân viên/ nhà quản trị kho bãi
  • Vận tải, phân phối
  • Chuyên viên tư vấn và phân tích chuỗi cung ứng.

trien-vong-viec-lam-nganh-logistics

Với chuyên viên đã có nhiều kinh nghiệm

Khi đã có thâm niên kinh nghiệm nhất định, các chuyên viên Logistics sẽ có cơ hội thăng tiến lên vị trị cấp cao như nhà quản trị cung ứng, nhà quản trị logistics, nhà quản trị dự án, nhà quản trị thông tin trên chuỗi, giám đốc sản xuất hay quản lý vùng,…

Mức lương cho cử nhân ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng

Đối với những vị trí mới tốt nghiệp và ít kinh nghiệm, mức lương ngành Logistics có thể dao động từ 5 – 9 triệu/tháng.
Mức lương này sẽ tăng dần qua các năm khi bạn có nhiều kinh nghiệm hơn. Khi đã thăng tiến lên vị trí cấp trưởng nhóm trở lên, mức lương của bạn thường tăng khá nhiều, dao động từ 9 đến 13 triệu/ tháng.

Ngoài ra, mức lương trong ngành Logistics cũng có sự chênh lệch đáng kể. Với doanh nghiệp Việt, ít cung ứng nước ngoài, mức lương trung bình của quản lý có thâm niên mỗi tháng chỉ khoảng 15 – 23 triệu. Còn với những doanh nghiệp quốc tế hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chuyên viên và quản lý có mức lương dao động lên đến 80 – 100 triệu/tháng.

Cơ hội du học cho sinh viên ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng

Với ngành Logistics, sinh viên đã và đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam có cơ hội sở hữu những suất học bổng giá trị cho chương trình du học hệ đại học và sau đại học. Trong đó, các bạn nên lựa chọn những quốc gia phát triển như:

  • Singapore: Cường quốc Logistics Đông Nam Á chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị cùng hệ thống kiến thức thu nhận được.
  • Hoa Kỳ: Cường quốc kinh tế thế giới – cái nôi vận hành dịch vụ Logistics sẽ mang đến cho bạn những công nghệ điều hành cùng kỹ năng quản lý chuỗi cung ứng một cách tối ưu nhất.

Ngành Logistics là gì, học gì và cơ hội việc làm ra sao? – Bài viết trên đây chắc hẳn đã giúp bạn có những hình dung cơ bản. Ngành học đang cần chiêu mộ nguồn nhân sự lớn với chất lượng cao này chắc chắn sẽ là mang đến một sự khởi đầu thuận lợi nhất trong công việc trong và ngoài ngoài nước của những bạn có thế mạnh về quản lý và tư duy logic.

5/5 - (4 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *