Theo đuổi nghề đầu bếp chuyên nghiệp là mơ ước của nhiều bạn trẻ đam mê lĩnh vực ẩm thực. Là người trực tiếp thực tạo nên những món ăn hấp dẫn, mang đến sự hài lòng cho thực khách, đầu bếp cần có những kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết.
Những kiến thức cần thiết đối với một đầu bếp chuyên nghiệp
Kiến thức về thực phẩm
Thực phẩm chính là nền tảng để tạo ra một món ăn. Cùng một loại thực phẩm nhưng được bảo quản theo cách khác nhau có thể dẫn đến sự chênh lệch lớn về chất lượng món ăn. Chính vì thế, để tạo ra món ăn với hương vị trọn vẹn nhất, người đầu bếp cần nắm vững kiến thức về thực phẩm. Bao gồm:
– Cách lựa chọn các loại thực phẩm
– Cách sơ chế, chế biến thực phẩm
– Cách bảo quản thực phẩm
– Cách đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm
Kiến thức về văn hóa ẩm thực
Nghề đầu bếp là nghề làm dâu trăm họ. Đặc trưng công việc của nghề này là phục vụ đủ mọi đối tượng khách hàng. Khi người đầu bếp am hiểu văn hóa ẩm thực của nhiều địa phương, họ sẽ dễ dàng biến hóa linh hoạt hương vị món ăn phù hợp với thực khách.
Ví dụ: Món ăn của người miền Nam sẽ thiên về vị ngọt, còn miền Bắc thì đậm đà hơn.
Kiến thức về kinh doanh
Người đầu bếp là một thành phần mang đến doanh thu cho doanh nghiệp. Ở vị trí chức năng của mình, họ cần biết cách tư duy để góp phần xây dựng các chiến lược kinh doanh hiệu quả. Một số kiến thức kinh doanh cơ bản mà người đầu bếp nên cập nhật thường xuyên, có thể kể đến như:
– Chi phí
– Lợi nhuận
– Tiêu thụ
– Marketing
Xem thêm: Học kĩ thuật chế biến món ăn ở đâu tốt?
Những kỹ năng cần thiết với một đầu bếp chuyên nghiệp
Kỹ năng nấu ăn
Năng lực của người đầu bếp thể hiện ở chính kỹ năng nấu ăn của người đó. Một đầu bếp chuyên nghiệp là người biết cách chế biến nhiều loại thực phẩm. Đồng thời, có khả năng sáng tạo, ứng dụng linh hoạt các kĩ năng vào thực tế.
Kỹ năng giao tiếp
Nếu bạn cho rằng, một đầu bếp giỏi chỉ cần nấu ăn ngon thì đó là sai lầm. Người đầu bếp không chỉ quản lý nhân viên dưới quyền, chịu trách nhiệm trước cấp trên mà còn giao tiếp với khách hàng. Ở nhiều nhà hàng – khách sạn cao cấp, người ta sẵn sàng chi tiền gấp nhiều lần cho món ăn chỉ để được trực tiếp xem quá trình chế biến món ăn của người đầu bếp. Vì thế, họ cần biết cách giao tiếp khéo léo với khách hàng và đồng nghiệp.
Kỹ năng quản lý thời gian
Người đầu bếp cần biết quản lý thời gian để luôn chủ động trong công việc. Năng lực quản lý thời gian được thể hiện ở nhiều góc độ. Ví dụ: tính toán chính xác hời gian tạo ra món ăn, sắp xếp công việc nhóm/ cá nhân hợp lý.
Kỹ năng xử lý tình huống
Làm việc trong ngành dịch vụ ăn uống, người đầu bếp chắc chắn sẽ phải đối mặt với tình huống phát sinh bất cứ lúc nào. Trong phạm vi quyền hạn, người đầu bếp cần biết cách ứng biến linh hoạt để xử lý vấn đề nhanh chóng, kịp thời.
Kỹ năng quản lý nhân viên
Bộ phận bếp thường bao gồm các vị trí cơ bản như:
– Bếp chính
– Phụ bếp
– Tạp vụ
Tùy quy mô mà đầu bếp sẽ quản lý số lượng nhân viên cấp dưới khác nhau. Để đảm bảo công việc được tiến hành thuận lợi thì cần sự phối hợp của mọi thành viên. Mà đầu bếp chính là người trực tiếp phân công, giám sát, đánh giá từng thành viên.
Như vậy, để phát triển trong môi trường ẩm thực người đầu bếp cần trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết. Và trường học chính là môi trường lý tưởng bồi đắp năng lực chuyên ngành. Hiện nay, Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC) đang là đơn vị chất lượng hàng đầu về đào tạo ngành Kỹ thuật chế biến món ăn. Bạn muốn tìm hiểu rõ hơn ngành Kỹ thuật chế biến món ăn của FTC có thể truy cập: