Ngành Marketing đang ngày càng phát triển và thu hút nhiều nhân lực, nhờ vào vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số và xây dựng thương hiệu. Vậy cụ thể, thu nhập phổ biến hiện nay của người làm nghề marketing đang ở những con số nào? – Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Mức thu nhập phổ biến của người làm nghề Marketing hiện nay
Mức thu nhập của người làm Marketing khá đa dạng, tùy thuộc vào vị trí cấp bậc, quy mô, loại hình, doanh thu của doanh nghiệp, và năng lực, kinh nghiệm của người làm nghề.
Một số hạng mục công việc phổ biến của ngành Marketing
Ngành Marketing bao gồm nhiều hạng mục công việc khác nhau, từ việc lên kế hoạch chiến lược cho đến thực thi các chiến dịch cụ thể. Một số vị trí công việc tiêu biểu nhất trong ngành Marketing tại Việt Nam hiện nay đó là:
- Copywriter: Phụ trách lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch và định hướng nội dung các chiến dịch marketing.
- Chuyên viên Marketing kỹ thuật số (chuyên viên Digital Marketing): Thực hiện từ lên kế hoạch đến thực thi các chương trình marketing trên nền tảng trực tuyến, bao gồm SEO, SEM, quản lý mạng xã hội, và tiếp thị qua email.
- Chuyên viên Nghiên cứu thị trường: Đảm nhiệm công việc thu thập, phân tích dữ liệu để hiểu rõ nhu cầu và xu hướng của khách hàng.
Thu nhập phổ biến của Marketer tại Việt Nam
Mức lương của Marketer tại Việt Nam có sự khác biệt lớn giữa các vị trí, như nhân viên, chuyên viên, quản lý cấp trung, giám đốc marketing. Mức lương có sự khác biệt nhất định giữ cơ quan – doanh nghiệp “thuần việt” và doanh nghiệp đa quốc gia, công ty có yếu tố nước ngoài. Cụ thể, ở một số vị trí, người làm nghề marketing của mức lương tiêu biểu như sau:
- Nhân viên Marketing mới ra trường tại công ty “thuần việt”: Thường từ 7-10 triệu đồng/tháng.
- Chuyên viên Marketing tại công ty “thuần Việt”: Có thể đạt 15-25 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm và kỹ năng.
- Trưởng phòng Marketing: Mức lương thường dao động từ 30-50 triệu đồng/tháng.
- Giám đốc Marketing (CMO): Có thể nhận từ 70 triệu đồng/tháng trở lên, tùy thuộc vào quy mô công ty và lĩnh vực hoạt động.
Những yếu tố quyết định mức lương của một Marketer
Với công việc Marketing, mức lương của những người làm nghề chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, như kỹ năng, kinh nghiệm, bằng cấp, hay quy mô doanh nghiệp. Một số yếu tố căn bản nhất đó là:
- Kinh nghiệm và kỹ năng: Marketer có kinh nghiệm và thành thạo nhiều kỹ năng sẽ có mức lương cao hơn bởi sự cống hiến cho doanh nghiệp. Đây cũng là cơ sở để người làm nghề sớm được cất nhắc lên những vị trí quản lý với bậc lương khác biệt.
- Học vấn và chứng chỉ: Bằng cấp và các chứng chỉ chuyên môn cũng là một cơ sở để ứng viên tạo thiện cảm, đàm phán mức lương khi phỏng vấn xin việc tại đơn vị mới.
- Vị trí địa lý: Mức lương của chuyên viên làm trong doanh nghiệp tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM thường cao hơn các tỉnh khác.
- Quy mô công ty: Với những doanh nghiệp tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia, mức lương cho phòng Marketing cũng cao hơn so với những công ty vừa và nhỏ.
- Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: Bên cạnh làm việc tại Agency dịch vụ Marketing thì không ít marketer lựa chọn làm việc tại phòng Marketing nội bộ của những công ty về nhiều ngành nghề khác nhau. Và thực tế, doanh nghiệp về công nghệ thông tin hay tài chính có xu hướng trả lương cao hơn so với các đơn vị làm ngành nghề khác.
Học ngành gì, tại đâu để trở thành một người làm Marketing xuất sắc?
Để trở thành một Marketer xuất sắc, việc chọn ngành học và nơi đào tạo là rất quan trọng. Những chuyên ngành mang đến kiến thức nền tảng vững chắc và bằng cấp đạt chuẩn để làm nghề Marketing đó là:
- Marketing: Ngành học tổng quát được đào tạo 04 năm tại các trường đại học top đầu như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học thương mại, Đại học Ngoại thương,…
- Marketing thương mại: Ngành học tập trung vào việc lên chiến lược và ứng dụng Marketing trong các ngành về thương mại. Ngành học được đào tạo hệ cao đẳng tại các trường khối Ngoại ngữ, Kinh tế và Xã hội Nhân văn như Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội, Cao đẳng Công thương Việt Nam, Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn,…
- Digital Marketing: Chuyên ngành đào chuyên sâu về Marketing trên nền tảng Số, được giảng dạy tại một số trường đại học, cao đẳng top đầu khối ngành Thương mại, truyền thông như Đại học Rmit, Đại học FPT, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic, Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội,…
Ngoài ra, các bạn có thể học thêm những khóa học bổ trợ ngắn hạn về Digital Marketing, Content Marketing, và các chứng chỉ như Google Ads, Facebook Blueprint,… để bổ sung vào hồ sơ xin việc hay bồi dưỡng nghiệp vụ trong quá trình làm việc. Những khóa học này có thể được triển khai bởi các trung tâm, hoặc chính các trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành Marketing.
Với Marketing, các bạn cũng nên ưu tiên lựa chọn học tại các trường chú trọng ngoại ngữ. Bởi tại đây, các bạn không chỉ được trang bị nền tảng kiến thức về marketing mà còn được học ngoại ngữ cơ bản với những học phần tiếng Anh cơ bản và tiếng Anh chuyên ngành Marketing.
Thu nhập ngành Marketing bao nhiêu tiền mỗi tháng do chính các bạn – những chuyên viên và chuyên viên marketing tương lai quyết định. Để có được mức thu nhập tốt nhất, bạn nên học bài bản tại các trường đại học, cao đẳng, đồng thời tích cực trau dồi kiến thức trong suốt quá trình làm việc. Chúc các bạn học tập, làm việc tốt, có thu nhập cao và luôn giữ lửa đam mê trong sự nghiệp ngành Marketing!