Bạn đang tìm hiểu về chương trình học ngoại ngữ chính quy hệ cao đẳng và đại học nhưng còn nhiều phân vân giữa 2 lựa chọn. Học cao đẳng ngoại ngữ khác gì so với môi trường đại học? Có nên học cao đẳng ngoại ngữ không? Cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết sau.

có nên học cao đẳng ngoại ngữ không?

Sự khác biệt giữa môi trường cao đẳng ngoại ngữ và đại học?

Khác với hệ đào tạo đại học, chương trình cao đẳng hiện nay vẫn chưa thực sự được hiểu đúng và toàn diện. Có rất nhiều người cho rằng học cao đẳng không thể đáp ứng đầy đủ các kiến thức và kỹ năng làm việc, chỉ dừng lại ở mức độ nền tảng cơ bản. Vậy trên thực tế thì những điều này có đúng hay không? Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng so sánh sự khác nhau giữa trường cao đẳng ngoại ngữ và đại học để hiểu rõ hơn.

Quy mô lớp học đào tạo 

Khi học lên môi trường cao đẳng và đại học, sinh viên sẽ dần phải làm quen với mô hình đào tạo tín chỉ và không cố định lớp học như phổ thông. Vậy nên, điều được nhiều sinh viên quan tâm nhất chính là quy mô các lớp học này. 

Ở môi trường đại học các lớp học sẽ thường rất động ở những môn chung đại cương, sau đó ít dần sĩ số khi vào các môn chuyên ngành. Sĩ số bình quân cao nhất ở các lớp đại học sẽ thường từ 50 sinh viên trở lên với các lớp đại cương, và trên 30 sinh viên ở các lớp thực hành. 

Ở môi trường cao đẳng, sự chênh lệch cũng không quá nhiều. Sĩ số các môn đại cương sẽ thường từ 40-50 sinh viên. Đối với các môn thực hành nghề sẽ thường dao động từ 15 – 30 sinh viên. So với môi trường đại học, các lớp thực hành ở cao đẳng sẽ hạn chế sinh viên hơn do cần thực hiện rất nhiều thao tác kỹ năng nghiệp vụ. Từ đó, sinh viên sẽ được rèn tay nghề cẩn thận hơn.

Lớp học cao đẳng có số lượng sinh viên ít hơn do yêu cầu thực hành chi tiết

Chương trình đào tạo nghề nghiệp và hàn lâm

Sự khác biệt lớn nhất giữa hệ đào tạo cao đẳng ngoại ngữ và đại học chính là chương trình dạy nghề và hàn lâm. Nếu môi trường đại học tập trung các mảng kiến thức chuyên sâu, nền tảng nghiên cứu, thuật học thì các trường cao đẳng đào tạo theo định hướng nghề nhất định.

Ví dụ cụ thể như đại học sẽ đào tạo ngành ngôn ngữ với 2 – 2,5 năm để học tiếng và các khía cạnh ngôn ngữ thì trường cao đẳng chỉ bố trí trong 1 – 1,5 năm. Khoảng thời gian còn lại sẽ tập trung vào học tiếng cùng các nghiệp vụ chuyên ngành như biên – phiên dịch, hướng dẫn du lịch, dịch vụ nhà hàng – khách sạn. Nói một cách dễ hiểu nhất thì môi trường cao đẳng sẽ đi sâu vào chi tiết các ngành nghề nhiều hơn chương trình học đại học.

Chuẩn đầu ra tốt nghiệp

Một tiêu chí đánh giá thể hiện sự khác biệt giữa 2 môi trường học khác là chuẩn đầu ra. Đây cũng là yếu tố giúp bạn định hình rõ hơn việc có nên học cao đẳng ngoại ngữ không. Không giống như chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra ở 2 môi trường chính quy này gần như không có nhiều khác biệt. Lấy ví dụ điển hình như tiếng Anh, chúng ta có chuẩn đầu ra như sau:

– Hệ đại học chuyên ngoại ngữ có chuẩn đầu ra tối thiểu là trình độ bậc 5 trong chuẩn đánh giá 6 bậc, trình độ C1 theo chuẩn châu Âu (FCE), IELTS 6.5. 

– Hệ cao đẳng thì tiêu chuẩn tối thiểu là bậc 4 trong chuẩn đánh giá 6 bậc, B2 theo chuẩn châu Âu (FCE), IELTS 6.0. 

Trên thực tế, sự chênh lệch này xuất phát từ định hướng của các trường dành cho sinh viên. Trường đại học sẽ định hướng sinh viên đáp ứng được các môi trường làm việc từ cấp cao trở lên như văn phòng quản lý hay doanh nghiệp nước ngoài. Trong khi đó, chuẩn đầu ra ngoại ngữ hệ cao đẳng sẽ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng trong nước hoặc các bạn có dự định đi du học để học tiếp cao lên.

Chuẩn đầu ra cao đẳng ngoại ngữ hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu thị trường

Có nên học cao đẳng ngoại ngữ không?

Từ những so sánh trên, chúng ta thấy được rằng môi trường đào tạo ngoại ngữ hệ cao đẳng không hề qua loa và hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu công việc sau khi ra trường. Tùy từng đối tượng sinh viên sẽ có những nhu cầu khác nhau. Và không phải lúc nào, chương trình đào tạo đại học cũng là phương án tối ưu. 

Nếu bạn thuộc các nhóm sinh viên sau thì môi trường cao đẳng rất phù hợp với bạn:

– Sinh viên định hướng nghề nghiệp rõ ràng và làm việc trong nước.

– Sinh viên mong muốn tập trung học kỹ năng nghề và không có định hướng nghiên cứu ngôn ngữ hàn lâm.

– Sinh viên có dự định xuất khẩu lao động theo chuyên ngành nghề nghiệp.

– Sinh viên có dự định du học hệ đại học trở lên ở nước ngoài.

Với những nhóm sinh viên trên, hệ cao đẳng sẽ cho bạn một nền tảng kiến thức vững chắc mà không mất quá nhiều thời gian học tập. Chương trình đào tạo chính của hệ cao đẳng là 3 năm, tuy nhiên, với môi hình tín chỉ, sinh viên hoàn toàn có thể hoàn thành trước hạn.

Nhìn chung, hệ đào tạo cao đẳng chính quy không có sự chênh lệch quá lớn với hệ đại học và đây thực sự là lựa chọn phù hợp cho một số nhóm sinh viên có mục tiêu nhất định. Chọn trường cao đẳng chất lượng hoàn toàn có thể đáp ứng cho bạn một nền tảng kiến thức vững chắc và kỹ năng tay nghề thuần thục. Vậy nên, thay vì phân vân về việc có nên học cao đẳng ngoại ngữ không thì các bạn học sinh nên xác định rõ ràng mục tiêu và nhu cầu học tập của mình. Từ đó tìm hiểu và chọn được một môi trường phù hợp cho những ngày tháng sinh viên.

Đánh giá bài viết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *