“Ngành logistics đào tạo gì?” là vấn đề mà những người muốn đăng kí học ngành cực kì quan tâm. Cùng đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn về ngành học này để có những quyết định đúng đắn nhất cho tương lai.
Ngành logistics đào tạo gì?
Logistics là một ngành học quan trọng trong chuỗi cung ứng, đóng vai trò then chốt trong việc quản lý dòng chảy hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Khi học logistics bạn sẽ được đào tạo những kiến thức, kỹ năng như sau:
Một số kiến thức cơ bản
Khi theo học ngành logistics, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản như:
– Quản lý chuỗi cung ứng: Hiểu rõ về các khái niệm và quy trình trong chuỗi cung ứng, từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng.
– Quản lý tồn kho: Phương pháp quản lý hàng tồn kho hiệu quả nhằm tối ưu hóa chi phí và giảm thiểu rủi ro.
– Vận tải và giao nhận: Các phương thức vận tải (đường bộ, đường biển, đường hàng không) và quy trình giao nhận hàng hóa.
– Kinh tế vi mô và vĩ mô: Nắm bắt các nguyên lý kinh tế cơ bản ảnh hưởng đến logistics và chuỗi cung ứng.
Các kiến thức chuyên ngành
Ngoài những kiến thức cơ bản, ngành logistics còn đào tạo các kiến thức chuyên sâu. Chẳng hạn như:
– Quản lý kho bãi: Kỹ thuật quản lý và sắp xếp kho bãi, sử dụng các công nghệ hiện đại để tối ưu hóa không gian và thời gian.
– Kế hoạch sản xuất và điều phối: Lập kế hoạch sản xuất, điều phối nguồn lực và thời gian một cách hiệu quả để đảm bảo tiến độ.
– Pháp luật về logistics và xuất nhập khẩu: Hiểu biết về các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động logistics, hải quan và xuất nhập khẩu.
– Quản lý rủi ro trong logistics: Xác định và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn trong chuỗi cung ứng và đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
Các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết
Ngành logistics không chỉ đòi hỏi kiến thức mà còn yêu cầu nhiều kỹ năng nghiệp vụ. Bởi đây là ngành dịch vụ có mối liên hệ mật thiết với nhiều ngành nghề. Để trở thành “người vận chuyển” chuyên nghiệp, bạn cần rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp như:
– Kỹ năng phân tích và xử lý thông tin: Trong quá trình luân chuyển hàng hóa chắc chắ không tránh khỏi những tình huống bất ngờ. Để có thể đưa ra những quyết định nhanh chóng, kịp thời bạn cần có khả năng nắm bắt, phán đoán, phân tích và xử lý thông tin tốt.
– Kỹ năng giao tiếp và đàm phán: Đây là kỹ năng cực kỳ quan trong đối với những người làm việc trong ngành dịch vụ. Khả năng giao tiếp và đàm phán tốt sẽ giúp bạn tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác.
– Kỹ năng quản lý thời gian: Bằng cách sắp xếp và quản lý thời gian một cách khoa học công việc của bạn sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
– Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin: Trong thời đại 4.0 việc ứng dụng công nghệ vào công việc là điều tất yếu. Đối với người làm việc trong lĩnh vực logistics bạn cần thành thạo các phần mềm quản lý logistics, hệ thống ERP và các công cụ hỗ trợ khác.
Học ngành logistics ở đâu?
Với sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ logistics dẫn đến nhu cầu nhân lực của lĩnh vực này tăng mạnh. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng lao động được đào tạo bài bản có khả năng đảm nhận các vị trí có tính chất chuyên môn vẫn còn hạn chế. Điều này tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho những ngời tốt nghiệp ngành logistics từ các trường cao đẳng, đại học.
Hiện nay, ngành logistics được đào tạo tại nhiều trường cao đẳng, đại học tại nước ta. Trong đó, có thể kể tên một số trường tiêu biểu như: Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Giao thông vận tải,..
Tiềm năng phát triển của ngành Logistics
Ngành logistics tại Việt Nam đang có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhờ vào các yếu tố sau:
– Tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. Chuyên gia IFM nhận định Việt Nam là một điểm sáng của nền kinh tế toàn cầu. báo chí nước ngoài cũng đánh giá nước ta là nền kinh tế mới nổi, năng động, có sức hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư trên thế giới. Kéo theo đó, nhu cầu về dịch vụ logistics ngày càng tăng cao.
– Hội nhập quốc tế: Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, mở ra cơ hội lớn cho ngành logistics phát triển.
– Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động logistics.
– Công nghệ 4.0: Sự bùng nổ của công nghệ 4.0 mang lại nhiều giải pháp thông minh cho ngành logistics, từ quản lý kho bãi đến vận tải và giao nhận hàng hóa.
Như vậy, bài viết trên không chỉ trả lời cho câu hỏi “Ngành logistics đào tạo gì?” mà còn cho thấy tiềm năng rộng lớn của ngành học này. Chúng ta cũng thấy rằng, việc chọn lựa trường uy tín để theo học ngành logistics cũng là yếu tố quan trọng giúp sinh viên có nền tảng vững chắc và cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Với sự phát triển mạnh mẽ, ngành logistics tại Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục thu hút nhiều bạn trẻ hơn nữa trong tương lai.