Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành đã không còn là cái tên xa lạ với học sinh, phụ huynh và những người quan tâm đến tuyển sinh đại học, cao đẳng. Cụ thể, ngành học này đào tạo những gì, cơ hội việc làm, mức lương ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành đã và đang “thịnh hành” chưa có điểm dừng tại Việt Nam

Ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành là gì?

Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành là ngành học trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức về quá trình điều hành và quản lý du lịch. Đây được coi là một ngành giàu tiềm năng nhất hiện nay khi mà Du lịch vẫn duy trì vị thế của một ngành công nghiệp không khói, mang về GDP bậc cao nhất trong các ngành dịch vụ tại Việt Nam.

nganh-quan-tri-dich-vu-du-lich-va-lu-hanh

Ngành Quản trị trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành học gì?

Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành tại các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam được xây dựng với chương trình đào tạo tiêu chuẩn, đáp ứng đầy đủ các nội dung chuyên ngành:

  • Quản trị dịch vụ du lịch
  • Quản trị khách sạn (có ở một số trường đào tạo)
  • Quản trị sự kiện

Dù là với chuyên ngành nào, sinh viên đều được trang bị hệ thống kiến thức nền tảng với: kiến thức văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán các khu vực; Kiến thức nghiệp vụ quản trị du lịch, lữ hành.

Phân biệt ngành Quản trị dịch vụ Du lịch – Lữ hành và các ngành học khác về Du lịch

Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành là ngành học tổng quát từ quản trị đến thực thi, có sự khác biệt nhất định với các ngành đào tạo trong cùng nhóm ngành Du lịch – Dịch vụ.

Ngành học Hướng dẫn du lịch đang được đào tạo phổ biến ở các trường cao đẳng với nội dung đào tạo đi sâu vào nghiệp vụ thực hành của một người hướng dẫn viên.

Ngành Hướng dẫn du lịch cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức chuyên môn như: Thuyết minh, hướng dẫn thăm quan, xử lý các vấn đề phát sinh, cùng những kiến thức nền tảng về tổng quan, điểm tuyến, dịch vụ liên quan,…

nganh-du-lich-la-gi

  • Ngành Quản trị lữ hành

Đây là ngành học về quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch mảng lữ hành, bao gồm cả nhiệm vụ phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch.

Ngành học này cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức về: thiết kế và điều hành tour, xây dựng các hệ thống tuyến điểm; thiết kế các chương trình du lịch, sự kiện liên quan đến du lịch.

Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành đào tạo chính quy ở đâu?

Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành được đào tạo chính quy tại các trường đại học, cao đẳng trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Trong đó, có thể điểm tên theo nhóm trường trọng điểm:

Hệ thống trường đại học:

  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội
  • Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Viện Đại học Mở Hà Nội
  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Huế
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Tp.HCM

Hệ thống trường cao đẳng:

truong-cao-dang-nganh-du-lich

Tuyển sinh ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành tại Việt Nam

Mã ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành

Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành được tuyển sinh hàng năm, chiêu mộ những nhân tài mang quốc tịch Việt Nam và quốc tế với mã ngành tuyển sinh như sau:

  • Mã ngành hệ đại học: 7810103
  • Mã ngành hệ cao đẳng: 6810101

Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành xét tuyển những khối/tổ hợp môn nào?

Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành được tổ chức tuyển sinh thông qua hình thức xét tuyển với kết quả quả kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia hoặc học bạ THPT. Các tổ hợp bộ môn được áp dụng xét tuyển bao gồm:

  • A00: Toán, Vật lý, Hoá học
  • A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • D78: Ngữ văn, Khoa học Xã hội, Tiếng Anh
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý

Các phương thức tuyển sinh ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành

Các phương thức tuyển sinh cho ngành đào tạo tiếng Trung hiện đang được áp dụng có thể điểm tên như:

  • Xét tuyển kết quả kỳ thi THPT quốc gia
  • Xét điểm học bạ
  • Tuyển thẳng: đối tượng dự bị đại học (với các trường đại học công lập) hoặc có chứng chỉ quốc tế hợp lệ (với một số trường đại học).

to-hop-xet-tuyen-nganh-du-lich

Tùy vào định hướng giảng dạy và số lượng chỉ tiêu hàng năm mà mỗi trường sẽ áp dụng một hoặc đồng thời các hình thức tuyển sinh. Trong đó, hầu hết các trường đều áp dụng song song cả hai phương thức: xét tuyển học bạ và xét tuyển kết quả thi THPT.

Chương trình học ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành

Chương trình đào tạo ngành Quản trị dịch vụ Du lịch tại các trường đại học, cao đẳng được xây dựng có những nét riêng nhất định dựa trên định hướng đào tạo, Tuy nhiên, ở hầu hết mọi đơn vị đều bao gồm các khối kiến thức chủ đạo:
Khối kiến thức giáo dục đại cương: Toàn bộ các kiến thức nền tảng về tư duy, tin học, thể chất, quốc phòng và ngoại ngữ cơ bản.

  • Khối kiến thức cơ sở ngành: Là hệ thống kiến thức cơ sở về tổng quan du lịch, tài chính – tiền tệ, quản trị học, điểm đến du lịch.
  • Khối kiến thức ngành (bắt buộc): Nghiên cứu chuyên sâu về đạo đức nghề nghiệp, tiếng Anh chuyên ngành, kỹ năng phát triển nghề nghiệp, quản trị doanh nghiệp du lịch, quản trị tác nghiệp trong doanh nghiệp lữ hành cùng các bộ môn quản trị về chất lượng du lịch, lễ tân, điểm du lịch,…
  • Khối kiến thức ngành (tự chọn): Hệ thống kiến thức phục vụ cho từng ngành nghề hỗ trợ nghiệp vụ du lịch như: Marketing du lịch, Tâm lý khách hàng du lịch, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị xuất nhập cảnh và lưu trú, Văn hóa ẩm thực, Quản lý đại lý lữ hành, Phong tục tập quán các dân tộc.
  • Khối kiến thức chuyên ngành: Bao gồm các học phần chuyên môn như: Hướng dẫn du lịch, Du lịch sinh thái, Du lịch văn hóa Việt Nam, Du lịch Mice, Quản trị sự kiện,…
  • Thực tập và khóa luận tốt nghiệp: Áp dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn thông qua mô hình làm việc thực tập tại các cơ quan – doanh nghiệp

Chuẩn đầu ra ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành

Chương trình đào tạo cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được xây dựng dựa trên đánh giá nhu cầu đào tạo và điều kiện nguồn lực của cơ sở đào tạo nhằm hướng đến chuẩn đầu ra với nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Du lịch – Lữ hành.

chuan-dau-ra-nganh-du-lich

Sau khi hoàn thành chương trình học, cử nhân đạt tới các tiêu chuẩn:

  • Có phẩm chất chính trị tư tưởng tốt
  • Hiểu biết về luật hoạt động kinh tế
  • Có kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội
  • Có khả năng quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động tại các đơn vị kinh doanh thuộc lĩnh vực dịch vụ du lịch, lữ hành và các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Trong đó, về kỹ năng chuyên môn, cử nhân có đầy đủ những năng lực dưới đây:

  • Thực hiện được các hoạt động của hướng dẫn viên du lịch
  • Thiết kế và điều hành chương trình du lịch, bán và marketing trong các công ty du lịch và lữ hành
  • Thực hiện ở mức cơ bản các công việc của một nhà quản trị áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh du lịch và lữ hành.
  • Phân tích môi trường kinh doanh, phát triển, thực hiện, tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành, mở rộng ra các dịch vụ có liên quan.
  • Phân tích môi trường kinh doanh, phát triển; tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành, mở rộng ra các dịch vụ có liên quan.
  • Thực hiện được các bước công việc trong công tác tài chính, kế toán, công tác quản trị, các nghiệp vụ kinh doanh cụ thể đối với một doanh nghiệp.
  • Thể hiện được kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và các kỹ năng phát triển nghề nghiệp khác.
  • Thực hiện thu thập, xử lý thông tin, sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề trong hoạt động Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
  • Thực hiện được kỹ năng quản lý và lãnh đạo.

Học Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành ra trường làm gì? Ở đâu?

Khi tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành, các cử nhân có đủ năng lực để thử sức với những công việc dưới đây:

viec-lam-nganh-Du-lich

  • Hướng dẫn viên du lịch tại các công ty về du lịch, lữ hành trong nước và quốc tế
  • Chuyên viên các bộ phận: lưu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị – sự kiện
  • Quản trị – điều hành – thiết kế tour tại các công ty trong và ngoài nước hoặc các tổ chức phi chính phủ
  • Chuyên viên tại các sở, ban, ngành về Du lịch hoặc nghiên cứu, giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu.
  • Phát triển kinh doanh độc lập với công ty kinh doanh dịch vụ du lịch – lữ hành của riêng mình.

Mức lương dành cho cử nhân chuyên ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành

Ngành học Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành mang đến cho cử nhân mức thu nhập ở mức “đáng mơ ước” với những con số có thể gọi tên:

  • Hướng dẫn viên du lịch: lương cứng 7 – 10 triệu đồng/ tháng + tiền hoa hồng + tiền tips của khách (tổng thu nhập khoảng 20 – 30 triệu đồng/tháng).
  • Quản lý khách sạn: 10 – 18tr đồng/tháng (với khách sạn hạng trung) và trên dưới 2000 USD (với khách sạn 3 – 5 sao).
  • Quản trị – điều hành – thiết kế tour du lịch: thu nhập 15 – 30 triệu đồng/tháng (tại Việt Nam) và trên 50 triệu đồng/tháng (tại các doanh nghiệp nước ngoài).

Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành đã, đang và sẽ là ngành đào tạo mũi nhọn tại Việt Nam bởi sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp không khói mang tên Du lịch. Các bạn học sinh, sinh viên hãy học tập nghiêm túc, xác định rõ mục tiêu để có bước khởi đầu thuận lợi nhất cho con đường sự nghiệp của mình nhé. Chúc các bạn thành công!

4/5 - (4 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *