Nằm trong top 10 ngành học ‘hot’ nhất hiện nay với môi trường làm việc chuyên nghiệp và mức lương đáng mơ ước, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đang trở nên vô cùng hấp dẫn đối với nhiều bạn trẻ.
Tiềm năng phát triển của ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành luôn rộng mở
Trong giai đoạn hiện nay, ngành du lịch Việt Nam ngày càng phát triển, thu hút nhiều khách du lịch. Lĩnh vực Dịch vụ – du lịch chiếm vị trí quan trọng trong bất cứ nền kinh tế nào và là yếu tố đóng góp quyết định cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Từ đầu thế kỷ 21, ngành dịch vụ đã tạo ra hơn 70% GDP ở các nước phát triển và trên 50% ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, xu hướng dịch chuyển dần về các ngành dịch vụ cũng đang diễn ra mạnh mẽ. Do đó, các ngành học mới thuộc ngành công nghiệp không khói này, điển hình như Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ.
Nếu bạn là người năng động, tự tin, giỏi xử lý tình huống; thích đi đó đây, đam mê khám phá những điều mới lạ; có tư chất quản lý, khả năng giao tiếp tốt, nhiệt tình; mong muốn được làm việc và khẳng định bản thân trong lĩnh vực du lịch thì ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành sẽ là sự lựa chọn hàng đầu. Sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ hướng dẫn, điều hành tour du lịch; được đào tạo khả năng hoạch định chiến lược, chính sách trong lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch.
Lương của một sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trung bình từ 10 – 30 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc… Bên cạnh đó họ cũng nhận được những khoản tiền phụ cấp, thưởng từ cấp trên, từ khách du lịch khi thực hiện tốt các công việc của mình.
Môi trường năng động, phát triển bản thân
Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành luôn là môi trường “siêu” năng động và phù hợp dành cho những người trẻ đam mê tìm tòi, khám phá và học hỏi thêm những kiến thức, những điều thú vị của thiên nhiên, lịch sử, còn người.
Đây là môi trường luôn luôn thay đổi để có thể bắt kịp xu hướng của thị trường, của khách hàng và cũng là những người luôn phải tìm kiếm các ý tưởng tạo nên xu hướng cho du lịch, cho dịch vụ để có thể phát triển tốt hơn đáp ứng khách hàng. Ngành ”công nghiệp không khói” luôn là một trong những môi trường có thể phát triển bản thân hoàn thiện và tốt nhất về kiến thức và cả kỹ năng mềm
Ngành dịch vụ – du lịch cũng giúp bạn nâng cao khả năng giao tiếp. Đây luôn là yêu cầu cần thiết với mỗi con người, đặc biệt là những người làm công việc phải thường xuyên gặp gỡ, làm việc trực tiếp với khách hàng. Ngành dịch vụ du lịch và lữ hành luôn yêu cầu bạn phải có khả năng giao tiếp linh hoạt để có thể đem đến cho hành khách những thông tin chính xác, sinh động nhất về các địa điểm du lịch.
Nhân viên ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là những người gián tiếp truyền tất cả những vẻ đẹp, những nét văn hóa của nơi tham quan đến cho hành khách. Không chỉ có vậy, trong quá trình học tập và hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ – du lịch cũng sẽ giúp bạn có được kỹ năng nắm bắt được tâm lý khách hàng, tìm hiểu trước khách hàng có những sở thích gì, có những yêu cầu đặc biệt nào khác để có thể phục vụ khách một cách tốt nhất.
Được đi và trải nghiệm
Được đi và trải nghệm có thể coi như là đặc trưng của ngành Du lịch. Khi bạn được đi đến nhiều nơi, bạn có thể trải nghiệm được nét văn hóa tại địa phương, sự thú vị cũng như và nét truyền thông đặc biệt mà không nơi nào có được.
Bạn có thêm cho mình những kỹ năng sinh tồn, học được cách tự chăm sóc và bảo vệ mình, cải thiện kỹ năng mềm cũng như là các kiến thức bổ sung cho nghề nghiệp và vốn sống của mình.
Bạn trở nên trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn và hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó chính là sự thấu hiểu, cảm thông và trở nên hoàn thiện chính bản thân mình.
Nhu cầu nhân lực cao, cơ hội việc làm luôn rộng mở sau khi tốt nghiệp
Với bờ biển trải dài khắp đất nước, Việt Nam có tiềm năng du lịch biển phong phú cùng các loại hình du lịch truyền thống, nghỉ dưỡng…, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Những năm gần đây, nước ta đang trở thành điểm đến lý tưởng cả về mặt văn hóa, kinh tế và chính trị. Xếp vị trí hàng đầu trong nhóm ngành dịch vụ, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được xem như chiếc cầu nối đưa bạn bè quốc tế đến với Việt Nam.
Theo dự báo nhân lực trong những năm tới, ngành du lịch trong nước cần một lượng lớn lao động có kiến thức chuyên môn và kỹ năng vững vàng. Để đạt được điều này, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đang tập trung đầu tư nguồn nhân lực và cơ sở vật chất cho nhóm ngành quản trị dịch vụ nói chung, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành nói riêng.
Sinh viên ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí công việc như:
+ Hướng dẫn viên du lịch: Đây là công việc đang thu hút giới trẻ bởi sự năng động, được tham quan ,trải nghiệm, bên cạnh đó với mức lương khá cao từ 10 – 30 triệu đồng/tháng tùy năng lực và kinh nghiệm cũng đang là một cơ hội mở ra cho giới trẻ.
+ Chuyên viên kinh doanh, phát triển dịch vụ khách sạn, tổ chức sự kiện: Đây được xem là công việc rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp du lịch. Chuyên viên kinh doanh, phát triển dịch vụ khách sạn có nhiệm vụ đưa ra các chiến lược, kế hoạch du lịch, bên cạnh đó còn giữ vai trò mang hình ảnh các sản phẩm du lịch của công ty đến với khách hàng.
+ Thiết kế các tour du lịch trong nước và quốc tế: Xu hướng tìm những tour du lịch mới lạ và độc đáo ngày càng tăng. Khách tham quan muốn tìm cho mình một tour du lịch hấp dẫn để trải nghiệm những điều mới mẻ, vì vậy công việc thiết kế các tour du lịch đang được các doanh nghiệp chú trọng cao.
+ Chuyên viên tại các Sở, Ban, Ngành, các trung tâm, viện nghiên cứu về du lịch.
+ Làm tại các nhà hàng, khách sạn với các vị trí như: nhân viên lễ tân, quản lý, chăm sóc khách hàng…
Chương trình học và đào tạo hấp dẫn
Sinh viên học ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại Khoa Du lịch, Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội sẽ được trang bị những khối kiến thức chuyên môn như: Tuyến điểm du lịch, các phong tục tập quán, lễ hội, văn hóa của nước mình và nước ngoài… Bên cạnh đó sinh viên sẽ được học những bài học thú vị khác như: tâm lý du khách, giao tiếp, tổ chức sự kiện, kỹ năng quản lý, tham gia thực hiện, điều chỉnh các chiến lược kinh doanh về du lịch….
Việc đào tạo được tiến hành tại Trường và doanh nghiệp du lịch theo phương thức cụ thể như sau:
– Đối với các học phần lý thuyết và thực hành: học lý thuyết tại Trường, kết hợp thảo luận hoặc thực hành (theo đề cương chi tiết các học phần đã xác định).
– Đối với các học phần thực tập:
Các học phần Thực tập thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương: Thực tập nhận thức nghề nghiệp, sinh viên được tham gia một chương trình du lịch trọn gói và tự chọn học phần Thực tập nhận thức hiểu biết chung về ngành du lịch, về điểm đến du lịch theo đề cương học phần.
Học phần Thực tập thuộc khối kiến thức cơ sở ngành: Thực tập tại doanh nghiệp lữ hành, tiếp cận nghề nghiệp được tổ chức vào năm thứ 2, sinh viên được tham gia vào các công việc có kỹ năng đơn giản tại doanh nghiệp lữ hành và các loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch khác theo đề cương học phần.
Các học phần kết hợp lý thuyết và thực tập thuộc khối kiến thức ngành và chuyên ngành: Thực tập các kỹ năng nghề nghiệp tại doanh nghiệp được tổ chức vào năm thứ 3, sinh viên được tham gia làm việc tại các bộ phận nghiệp vụ cụ thể của doanh nghiệp, thực tập chuyên sâu các kiến thức về Tổ chức sự kiện, Tuyến điểm du lịch, Nghiệp vụ lữ hành, Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch … theo đề cương học phần.
Có thể thấy trong quá trình đào tạo, ngay trong năm học đầu tiên, các sinh viên đã được tham gia các buổi học thực tế cùng các giảng viên nhiều kinh nghiệm và các đối tác của Khoa và Trường.
- ST: Lê Thanh Tiến.