Ngành xuất nhập khẩu và logistics là ngành mới xuất hiện và trở nên phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy vậy, đây cũng là ngành có tốc độ phát triển vượt bậc và sẽ còn tăng nhanh hơn nữa trong tương lai. Theo các báo cáo gần đây, ở Việt Nam hiện có hơn 4000 công ty Logistics với nhiều dịch vụ vận chuyển hàng hóa… Trong đó, 88% là doanh nghiệp trong nước, 10% doanh nghiệp liên doanh và 2% doanh nghiệp nước ngoài. Vậy triển vọng nghề nghiệp ngành Logistics tại Việt Nam hiện nay lớn thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Thực trạng và triển vọng về nghiệp ngành Logistics tại Việt Nam hiện nay
Ngành Logistics là một mắt xích quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu, luân chuyển hàng hóa trong và ngoài nước.Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu hàng hóa trong tháng 11/2022 ước tính 673,82 tỷ USD. Và trong năm 2022 đạt 1.832,9 triệu tấn hàng hóa, tăng 24,6% so với năm 2021. Trong đó, vận tải đường bộ chiếm 74%, đường thủy nội địa đạt 20,3%, đường biển chiếm 5,4%…
Đặc biệt, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Logistics đều có hướng phát triển tích cực với doanh thu tăng nhiều so với năm trước.
Tuy nhiên, ngành Logistics cũng có một số khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt như: Biến động giá năng lượng, nguyên liệu đầu vào, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành, rủi do từ chuỗi cung ứng, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người tiêu dùng… Trong đó, thách thức lớn nhất chính là biến động giá năng lượng, điều này khiến chi phí nguyên liệu tăng lên rất nhiều.
Theo như dự báo của Diễn đàn kinh tế thế giới, đến năm 2030, chỉ riêng sự tăng trưởng của ngành thương mại điện tử đã giúp số lượng phương tiện giao thông tăng tới 36%. Theo xếp hạng của Aglity năm 2022, thị trường Logistics tại Việt Nam xếp tứ 11 trong nhóm 50 thị trường Logistics mới nổi trên toàn cầu. Điều này cho thấy, nhu cầu nhân lực của ngành này đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
2. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp Logistics
Khi theo đuổi ngành Logistics và quản lí chuỗi cung ứng, sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở tại bất kỳ doanh nghiệp trong hay ngoài nước. Với các vị trí có thể đảm nhiệm như:
2.1 Khai báo hải quan và thuế XNK
Ở vị trí này, bán sẽ đảm nhận các công việc như:
- Kê khai, lập giấy tờ hải quan
- Làm tài liệu liên quan về thuế, giấy phép hạn ngạch..
- Giao dịch với cơ quan nhà nước
- Tiếp cận khách hàng để giới thiệu dịch vụ
- Tư vấn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng
- Báo cáo theo quy định
2.2 Lập chứng từ hàng hóa
Với vị trí này, bạn sẽ thực hiện các công việc như:
- Làm việc với nhân viên chứng từ, giao nhận
- Liên hệ hãng tàu, nhận lệnh giao hàng
- Áp mã HS hàng hóa, khai báo hải quan cho hàng
- Báo cáo tiến trình làm hàng
- Lên tờ khai hải quan cho hàng hóa
2.3 Quản lý xếp dỡ và đóng gói
Công việc đảm nhận:
- Quản lý & sắp xếp hàng trong kho
- Quản lý đóng gói hàng hóa theo quy cách
- Lập phương án xếp dỡ, đóng gói hàng hóa
2.4 Quản lý dịch vụ khách hàng
Công việc đảm nhiệm:
- Quản lý, tổ chức hoạt động Marketing
- Tìm kiếm khách hàng mục tiêu
- Tìm hiểu nhu cầu khách hàng
- Tiếp nhận ý kiến, nhu cầu của khách hàng, duy trì quan hệ với khách hàng.
2.5 Quản lý hoạt động vận tải
Đó là tổng hợp các công việc tổ chức, quản lý cho công ty vận tải với các công việc như:
- Điều hành công tác vận tải
- Kiểm tra lịch trình vận tải
- Sắp xếp lịch trình bến bãi
- Lên kế hoạch nâng cao hiệu quả vận tải…
Nói chung, triển vọng nghề nghiệp ngành logistics tại Việt Nam hiện nay đang phát triển không ngừng. Vì vậy, nếu bạn có đam mê với Logistics, hãy mạnh dạn theo đuổi ngành học tiềm năng này nhé!