Thế giới càng phát triển, nhu cầu về mặt tinh thần của con người ngày càng tăng lên và một trong những cách thư giãn đầu óc, giải tỏa stress đó là xách vali đi đến vùng đất mới tham quan những danh lam, thắng cảnh kỳ thú. Đó là lý do Ngành Du lịch ngày càng phát triển. Theo học Ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành là nắm bắt xu thế của cuộc sống. Thế việc làm Ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành sau tốt nghiệp là gì? Bài viết sau đây sẽ đem đến những thông tin bổ ích cho các bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề.

Tiềm năng của Ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành

quản trị du lịch lữ hành
Tiềm năng Ngành Quản trị Du lịch và Lữ Hành hiện nay

Theo Tạp chí Condé Nast Traveler về du lịch của Mỹ vừa công bố về kết quả độc giả của tạp chí bình chọn những điểm đến mang lại cho du khách sự vui vẻ, an toàn thoải mái trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Với tiêu chí này, Việt Nam đã vinh dự xếp thứ 9 trong 20 quốc gia là điểm đến yêu thích với 92,12 điểm. Như vậy có thể thấy Việt Nam nằm trong Top 10 điểm đến du lịch hàng đầu thế giới. Nắm bắt tiềm năng đó, Việt Nam mở rộng hàng loạt các hoạt động dịch vụ, du lịch, lữ hành nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước và thế giới, đồng thời cũng đòi hỏi sự chuyên môn nghề nghiệp của nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực này,… Chính vì vậy, theo học Ngành Quản Du lịch và Lữ hành hiện nay là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn.

Theo Bộ chính trị, trong những năm tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Đặc biệt, hiện nay khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cần nhanh chóng đưa ứng dụng công nghệ vào hỗ trợ Ngành Du lịch trong hoạt động marketing, quảng bá du lịch Việt Nam đến thế giới, chăm sóc, tiếp nhận thông tin khách hàng,…cung cấp những dịch vụ tốt nhất và thuận tiện nhất cho khách du lịch.

Theo ước tính của Tổng cục Du lịch, từ nay đến năm 2025, mỗi năm toàn Ngành Du lịch cần có thêm gần 40.000 lao động. Tuy Nhiên, lượng sinh viên có trình độ cao đẳng, đại học ngành này ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm không đủ để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Vậy bạn còn chần chờ gì nữa mà không nắm bắt lấy cơ hội này? Theo học Ngành Quản Du lịch và Lữ hành của trường Cao đẳng Ngoại Ngữ và Công Nghệ Hà Nội xua tan nỗi lo thất nghiệp.

Việc làm Ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành sau khi tốt nghiệp

Như đã nói ở trên, nhu cầu nhân lực cho ngành du lịch hiện nay không có dấu hiệu hạ nhiệt. Đặc biệt trong thời kỳ toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, lượng khách du lịch ở khắp nơi trên thế giới đổ về Việt Nam để thăm thú cảnh vật thiên nhiên, vùng đất, con người, ngắm nhìn những di tích lịch sử hào hùng của dân tộc ta, tìm hiểu phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa đa màu sắc nhưng đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì lẽ đó, đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn tốt nghiệp Cao đẳng Ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành với nhiều vị trí công việc như:

Hướng dẫn viên du lịch

Đây ắt hẳn là công việc đầu tiên lóe lên trong tâm trí bạn khi nghĩ về các nghề nghiệp sau tốt nghiệp của sinh viên Ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành. Ngành nghề này phù hợp với những bạn trẻ hướng ngoại, yêu thích ngắm nhìn thế giới, có kỹ năng giao tiếp và tổ chức sự kiện tốt, khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo,… Hướng dẫn viên du lịch là người chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình du lịch, từ đón du khách, thuyết trình, hỗ trợ khách du lịch trong suốt chuyến đi về ăn, ngủ, nghỉ và đảm bảo sự an toàn cho du khách. Mục đích đem lại hài lòng của du khách du lịch và thành công cho tour.

 việc làm ngành quản trị du lịch và lữ hành
Việc làm Ngành quản Trị Du lịch và Lữ hành

Điều hành tour

Công việc thứ hai mà sinh viên ngành này có thể đảm nhận là điều hành tour du lịch. Công việc chính là tiếp nhận thông tin khách hàng, đặt nơi nghỉ chân, đặt xe tham quan du lịch, sắp xếp lịch trình công việc cho hướng dẫn viên,… Để làm nghề này, bạn cần có đức tính tỉ mỉ, cẩn thận, kiên nhẫn và sự am hiểu về các điểm tham quan, du lịch, nắm bắt kịp thời các thông tin về thời tiết.

Quản lý khách sạn, nhà hàng

Với công việc này, bạn sẽ quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh ở đó, điều phối đội ngũ nhân viên phục vụ, nhân viên nhà bếp đến quản lý nguồn cung ứng nguyên liệu thực phẩm, đồ uống, thiết kế quy trình phục vụ khách cho nhân sự,… Yêu cầu bạn phải có kỹ năng quản lý, khả năng tư duy sắp xếp tốt, kỹ năng tổ chức, sự ứng biến linh hoạt,…

Chuyên viên tại các Sở, Ban, Ngành về Du lịch

Sinh viên tốt nghiệp Ngành Quản trị Du lịch có thể xin vào làm việc tại các cơ quan nhà nước, làm việc tại các điểm quản lý di tích, Phòng/Sở/Ban/Ngành về du lịch của địa phương hoặc Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch. Để đủ tiêu chí ứng tuyển vị trí này ngoài bằng cấp yêu cầu từ Thạc sĩ trở lên, bạn sẽ cần tham gia các kỳ thi theo quy định của cơ quan, tổ chức.

Làm việc trong lĩnh vực giáo dục

Ngành Du lịch phát triển, việc đào tạo nguồn nhân lực có đủ kiến thức kỹ năng rất được Nhà Nước quan tâm, không ít các lớp học đào tạo kỹ năng, các trung tâm, trường trung cấp, cao đẳng, đại học được mở ra nhằm phục vụ cho nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch chất lượng cao của đất nước. Chính nhờ đó cũng đã mở ra cơ hội việc làm cho cử nhân ngành này muốn làm việc trong môi trường giáo dục. Ở đây bạn sẽ thực hiện nghiên cứu khoa học, giảng dạy về du lịch cho những người có nhu cầu học về Ngành Quản trị Du lịch và Lữ Hành.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm các công việc về lễ tân khách sạn, nhà hàng; bộ phận nhân sự; tổ chức hội nghị – sự kiện; thiết kế tour; marketing du lịch; nhân sự tại các các tổ chức phi chính phủ; tự mở ra công ty du lịch cho chính mình;… rất nhiều công việc cho bạn thỏa sức lựa chọn phải không nào.

Đánh giá bài viết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *