Nhu cầu về nhân sự trong lĩnh vực Digital Marketing ngày càng tăng cao trong thời đại công nghệ số. Đáp ứng nhu cầu này, nhiều trường đại học đã triển khai thêm phương thức xét học bạ ngành Digital Marketing, nhằm tạo điều kiện cho nhiều nhất các thí sinh có cơ hội tiếp cận bài bản ngành học này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin tổng quan về quy trình xét học bạ ngành Digital Marketing với những cơ hội phát triển và thách thức mà sinh viên thường gặp khi theo đuổi.

Tổng quan về xét học bạ ngành Digital Marketing

Digital marketing hay còn gọi là tiếp thị số. Đây là quá trình sử dụng các kênh số để quảng bá hoặc tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng. Ngành Digital Marketing bao gồm một loạt các hoạt động như SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), SEM (tiếp thị qua công cụ tìm kiếm), content marketing, marketing mạng xã hội, và nhiều hình thức khác.

Digital Marketing là ngành học nghiên cứu các phương pháp và công cụ tiếp thị trên nền tảng số, bao gồm các kênh như mạng xã hội, email, SEO, SEM,…. Với tốc độ phát triển của thương mại điện tử và nhu cầu tiếp thị trực tuyến, ngành học Digital Marketing mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Tổng quan về xét học bạ ngành Digital Marketing
Bởi những yêu cầu đặc trưng về kỹ năng, ngành Digital Marketing được triển khai xét học bạ nhằm lựa chọn những thí sinh phù hợp nhất

Phương thức xét học bạ cho ngành Digital Marketing thường dựa trên kết quả học tập của học sinh tại bậc Trung học phổ thông (THPT), đặc biệt là các môn liên quan như Toán, Tiếng Anh, Tin học. Phương thức tuyển sinh này yêu cầu học sinh nộp học bạ với đầy đủ bảng điểm từ lớp 10 đến lớp 12 và được xét kết quả theo chuẩn riêng của mỗi trường. .

Quy trình xét học bạ ngành Digital Marketing

Điều kiện xét tuyển

Đa số các trường đại học và cao đẳng sẽ xét tuyển ngành Digital Marketing dựa trên kết quả học tập của học sinh với các môn liên quan như:

  • Toán: Môn học giúp phát triển kỹ năng phân tích và lập luận, rất có ích cho các chiến dịch Digital Marketing dựa trên dữ liệu.
  • Tiếng Anh: Với môi trường làm việc quốc tế và nguồn tài nguyên phong phú trên internet, tiếng Anh là yếu tố không thể thiếu.
  • Tin học: Kiến thức cơ bản về Tin học sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc hiểu và áp dụng các công cụ Digital Marketing.
  • Ngữ Văn: Dù là trên nền tảng số nhưng Digital Marketing vẫn yêu cầu nội dung (content) chất lượng. Đây cũng là lí do môn Ngữ Văn thường được đưa vào tổ hợp xét tuyển của ngành học về “Số” này.

Hồ sơ xét tuyển

Giống như với các ngành học khác, xét tuyển học bạ THPT ngành Digital Marketing thường yêu cầu hồ sơ bao gồm:

  • Bảng điểm THPT chính thức (lớp 10 đến lớp 12)
  • Giấy khai sinh
  • Sơ yếu lý lịch
  • Các giấy tờ khác theo yêu cầu của trường

Quy trình đăng ký

Giống như các ngành học khác, quy trình đăng ký xét tuyển ngành Digital Marketing thường được thực hiện qua website chính thức của các trường.

Với yêu cầu này, sinh viên cần lưu ý các mốc thời gian quan trọng để không bỏ lỡ hạn nộp hồ sơ, đồng thời phải điền thông tin một cách đầy đủ, chính xác.

Cơ hội và thách thức với thí sinh xét học bạ để vào ngành Digital Marketing

Việc tuyển sinh vào ngành Digital Marketing thông qua phương thức xét học bạ mang lại cả cơ hội và thách thức cho thí sinh. Dưới đây là một số cơ hội và thách thức chủ yếu mà thí sinh có thể gặp phải khi chọn phương thức tuyển sinh này.

Cơ hội

  • Tránh áp lực thi cử: Xét tuyển học bạ giúp học sinh giảm bớt áp lực từ các kỳ thi tuyển sinh như THPT Quốc gia, thi đánh giá năng lực theo đề riêng của trường. Nhờ đó, thí sinh có thể tập trung vào việc học tập và phát triển kỹ năng trong suốt thời gian học phổ thông mà không lo lắng quá nhiều về một kỳ thi duy nhất.
  • Cơ hội dựa trên năng lực thực tế: Phương thức xét học bạ cho phép các trường đánh giá năng lực và sự nỗ lực của học sinh qua nhiều năm học, thay vì chỉ qua một kỳ thi. Điều này có thể phản ánh chính xác hơn khả năng thực sự của học sinh.
  • Khả năng tiếp cận đa dạng: Phương thức tuyển sinh qua xét học bạ cho phép học sinh từ mọi vùng miền có thể dễ dàng nộp hồ sơ và có cơ hội trúng tuyển cao, tránh được khó khăn, tốn kém về việc di chuyển, ăn ở khi đi thi cho các thí sinh ở xa.
Tổng quan về xét học bạ ngành Digital Marketing
Phương thức xét học bạ được triển khai với ngành Digital Marketing mang nhiều “ưu đãi” cho các thí sinh

Thách thức

  • Sự cạnh tranh cao: Với ngày càng nhiều học sinh có thành tích học tập xuất sắc, sự cạnh tranh khi xét tuyển bằng học bạ cũng dần tăng lên. Điều này đòi hỏi thí sinh phải duy trì thành tích học tập ổn định và cao trong suốt quá trình học phổ thông.
  • Giới hạn về lựa chọn trường: Không phải tất cả các trường đại học đều xét học bạ để tuyển sinh cho tất cả các ngành. Do đó, thí sinh có thể bị hạn chế trong việc lựa chọn các trường với ngành học Digital Marketing.
  • Yêu cầu cao về điểm trung bình: Để được xét tuyển, thí sinh thường cần có điểm trung bình chung của các năm học ở mức khá trở lên. Điều này có thể là áp lực cho các bạn trong suốt quá trình học tại trường phổ thông.
  • Yêu cầu khả năng phát triển kỹ năng ngoài sách vở: Một số trường có thể yêu cầu thí sinh cần có các hoạt động ngoại khóa hoặc kỹ năng mềm phù hợp với lĩnh vực Digital Marketing bên cạnh thành tích học tập. Điều này đòi hỏi học sinh không chỉ tập trung vào học tập mà còn phải phát triển toàn diện.

Đối với những thí sinh đam mê Digital Marketing, việc tuyển sinh qua xét học bạ là một con đường có thể mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không kém phần thách thức. Để gia tăng tối đa cơ hội của mình trong kì xét tuyển đại học, cao đẳng ngành Digital Marketing, thí sinh cần chuẩn duy trì một học lực ổn định ở bậc học phổ thông và đại học/cao đẳng. Và đặc biệt, trong quá trình học, các bạn hãy chú ý trau dồi kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn, tham gia vào các hoạt động ngoại khóa liên quan trong quá trình học chuyên nghiệp để có nền tảng vững chắc sau tốt nghiệp nhé!

5/5 - (1 vote)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *