Với tốc độ tăng trưởng 25%/năm, đánh giá hàng năm của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cho thấy Việt Nam đang thuộc nhóm có tốc độ tăng trưởng du lịch cao hàng đầu thế giới. Đây cũng chính là động lực cho các bạn trẻ chọn học Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành, đón đầu “sự hồi sinh” của ngành du lịch cả trong nước và quốc tế sau đại dịch Covid-19

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là ngành học được đánh giá là ngành học đa năng, ngành có tính hiện đại, có tính năng động,… Tuy nhiên ngành học cũng có những yêu cầu đặc trưng riêng. Đây còn là ngành học luôn dẫn đầu trong việc lựa chọn đăng ký học nghề tại các cơ sở đào tạo. Có thể khẳng định đây là ngành nghề luôn nằm trong Top đầu về xu hướng phát triển nghề nghiệp xã hội được rất nhiều bạn trẻ quan tâm

Thuộc nhóm ngành dịch vụ, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đòi hỏi sinh viên không chỉ giỏi chuyên môn mà còn phải có khả năng vận dụng tối đa kiến thức vào thực tế công việc, tạo ra những sản phẩm du lịch mới mẻ, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Để làm được điều đó, quá trình học tập của sinh viên Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC) là hành trình liên tục “vừa học – vừa đi”, giúp các bạn vững lý thuyết địa lý du lịch, văn hóa, lịch sử các vùng miền, tích lũy kinh nghiệm thực tế.

Chọn ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, đón "sự hồi sinh" của ngành du lịch
Chọn ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, đón “sự hồi sinh” của ngành du lịch

Phương pháp học tập đa dạng, môi trường học năng động với tinh thần “Thực học – Thực hành – Thực nghiệp” là cách để sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC) chuẩn bị cho môi trường làm việc, nâng cao khả năng quan sát và ý tưởng sáng tạo.

Chương trình đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại Khoa Du lịch, Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC) được chia ra làm ba phần: Khối kiến thức chung, Khối kiến thức ngành và Thực tế thực tập.

Khối kiến thức ngành là phần quan trọng nhất trong suốt thời gian đào tạo tại Trường. Sinh viên sẽ được học đầy đủ lý thuyết của các phần liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ của chuyên ngành với 30 môn học được chia theo 3 cấp độ: cơ sở ngành, chuyên ngành và bổ trợ ngành. Sinh viên sẽ lần lượt được học các môn học từ bổ trợ đến nâng cao.

Phần Thực tế, thực tập là phần mà các bạn sinh viên sẽ mong đợi nhất vì các bạn sẽ được áp dụng các kiến thức đã học để có thể áp dụng vào công việc thực tập. Tại Khoa, Trường các bạn sẽ được tổ chức các buổi học thực tế, ngoại khoá để có thể trải nghiệm tính chất công việc của mình. Tại các doanh nghiệp lữ hành, các bạn sẽ được giới thiệu thực tập ở những vị trí theo đúng chuyên môn được đào tạo, đó là khoảng thời gian quý báu để giúp sinh viên có thể tiếp xúc, trau dồi và quan trọng hơn là bạn sẽ có những trải nghiệm thực sự trong môi trường chuyên nghiệp và được Nhà trường giới thiệu việc làm ngay sau khi tốt nghiệp..

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC) có thể tự tin làm việc tại nhiều vị trí khác nhau: hướng dẫn viên du lịch hoặc chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị – sự kiện; quản trị – điều hành – thiết kế tour tại các công ty trong và ngoài nước hoặc các tổ chức phi chính phủ; chuyên viên tại các Sở, Ban, Ngành về Du lịch hoặc nghiên cứu về du lịch tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu,… Thêm vào đó, làm việc trong ngành dịch vụ du lịch và lữ hành cũng đồng nghĩa với việc bạn có rất nhiều cơ hội để tự khẳng định bản thân, phát triển khả năng kinh doanh độc lập. Một trong những xu hướng được ưu tiên lựa chọn hiện nay chính là thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch – lữ hành của riêng mình.

Thành công trong nỗ lực chống dịch Covid 19 được Thế giới ghi nhận đã góp phần củng cố hình ảnh Việt Nam – điểm đến an toàn trong mắt bạn bè quốc tế, hứa hẹn cuộc trỗi dậy mạnh mẽ của ngành Du lịch trong thời gian tới. Theo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam nỗ lực trở thành điểm đến thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới – đặc biệt thông qua phát triển nguồn nhân lực, chú trọng kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng mềm. Tiềm năng to lớn này chắc hẳn sẽ tiếp thêm động lực để những bạn trẻ yêu ngành du lịch tự tin theo đuổi đam mê của mình.

ST: Lê Thanh Tiến.

Đánh giá bài viết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *