Du lịch là một trong những ngành học hot được đông đảo thí sinh lựa chọn trong những mùa tuyển sinh gần đây. Chính vì vậy, hiện nay đã có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo mở ra đào tạo ngành Du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của người học. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn những thông tin tổng quan về ngành học hấp dẫn này.

Ngành du lịch là gì?

Ngành du lịch được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm nhiều nhóm ngành – nghề bộ phận liên quan có nhiệm vụ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tổ chức, đơn vị nghiên cứu, kinh doanh dịch vụ du lịch hay các lĩnh vực liên quan trong và ngoài nước, chủ yếu là công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng, homestay, khu vui chơi giải trí…

Theo đó, ngành này ra đời nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tham quan, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí của khách du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh điểm đến, nâng cao dân trí, tạo việc làm, ổn định cuộc sống, đồng thời phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Vai trò của ngành du lịch

Vai trò quan trọng của du lịch là giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, giúp
con người nhanh chóng hồi phục sức khỏe và chữa bệnh. Du lịch giúp nâng cao trình độ
hiểu biết, khả năng học hỏi của mỗi người. Khi đi du lịch, các nhu cầu thường ngày: ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp, học tập, chữa bệnh, làm đẹp,… đều gia tăng và có sự biến đổi cấu trúc chung của các nhu cầu. Đó là cơ hội làm giàu cho một lãnh thổ và một quốc gia. Ví dụ, bóng đá thế giới ở Mỹ (1994) tạo ra các dòng người du lịch tới Mỹ, đem về cho quốc gia này tới 4 tỉ USD lợi nhuận.
Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam
Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam

Du lịch giúp tạo ra các lãnh thổ nghỉ ngơi, các vườn quốc gia, công viên du lịch,… đẩy mạnh việc bảo vệ môi sinh, môi trường; là cơ sở giúp người ta bảo tồn các nền văn hóa,tôn tạo lại các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, phục hồi các khu phố cổ, phục chếcác di phẩm văn hóa,… đồng thời giúp giải quyết việc làm cho đa số lao động phụ ở cácthành phố, thị trấn.Du lịch là “con gà đẻ trứng vàng”, nó là chất xúc tác cho sự phát triển và đa dạng hóa cácngành nghề kinh tế.

Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam

Du lịch Việt Nam được Nhà nước Việt Nam xem là một ngành kinh tế mũi nhọn vì cho rằng đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Năm 2019, ngành Du lịch Việt Nam lập kỳ tích lần đầu tiên đón 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018. Giai đoạn từ 2015-2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 2,3 lần từ 7,9 triệu lượt lên 18 triệu lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,7% mỗi năm.

Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam
Tháp Rùa hồ Gương. Du lịch Việt Nam

Việt Nam liên tục nằm trong nhóm những quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nhanh nhất thế giới. Năm 2019, du lịch Việt Nam nhận giải thưởng Điểm đến di sản hàng đầu thế giới do World Travel Awards trao tặng, Điểm đến Golf tốt nhất thế giới do World Golf Awards trao tặng. Cùng với đó, World Travel Awards cũng vinh danh Việt Nam là Điểm đến hàng đầu châu Á 2 năm liên tiếp 2018-2019, Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á 2019, Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á 2019.

Tiềm năng Du lịch Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú với nhiều thế mạnh:

Di sản Việt Nam

Cả nước có hơn 40.000 di tích và thắng cảnh, trong đó hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia, 5.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Đồng bằng sông Hồng là khu vực có mật độ và số lượng di tích chiếm nhiều nhất với tỷ lệ lên đến 70%. Ngoài ra, tính trên địa bàn toàn quốc thì Việt Nam còn có 117 bảo tàng – nơi lưu giữ quá trình lịch sử hào hùng của dân tộc.

Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam
Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam

Việt Nam là một trong những số ít quốc gia trên thế giới được UNESCO công nhận nhiều di sản đến vậy. Tính đến nay, nước ta đã có 8 di sản được UNESCO công nhận: Di tích Hoàng thành Thăng Long, phố cổ Hội An, quần thể danh thắng Tràng An, cố đô Huế, thành nhà Hồ, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long. Đây là một trong những tiềm năng du lịch Việt Nam thu hút khách quốc tế.

Danh lam thắng cảnh

Việt Nam đã được UNESCO công nhận 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới, bao gồm: Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Đồng Nai, Cù Lao Chàm, Cần Giờ, Cà Mau và biển Kiên Giang. Có thể ví von nước ta có cả “rừng vàng – biển bạc”. Không chỉ lớn mạnh ở tiềm năng phát triển du lịch biển Việt Nam mà ở đồng bằng, miền núi và trung du nước ta cũng sở hữu vô vàn các thắng cảnh “gây nhớ thương” cho khách du lịch.

Tiềm năng phát triển du lịch biển Việt Nam được minh chứng rõ nhất vào hè – thời điểm nhu cầu tắm mát tăng cao. Trong khi đó, mùa thu – đông và xuân ở các miền núi như Tây Bắc, Tây Nguyên lại hấp dẫn thực khách bởi những mùa hoa và không gian lãng mạn thơ tình. Một số địa điểm tham quan đẹp ở các tỉnh miền núi tại Việt Nam: Mộc Châu mùa hoa cải hoa mận, Đà Lạt đồi cỏ hồng chớm đông, Tây Bắc mùa lúa chín, Gia Lai mùa hoa muồng rực vàng…

Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam
Du lịch động Phong Nha Kẻ Bàng

Văn hóa và Ẩm thực

Văn hóa và Ẩm thực chính là hai trong các tiềm năng du lịch cần được gìn giữ và phát triển. Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lối sống riêng khác nhau tạo thành nét cuốn hút riêng. Không chỉ vậy, Việt Nam còn có di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng: Nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, ca trù, quan họ, hát xoan, hội Gióng, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (10/03 Âm lịch)… để thu hút khách du lịch.

Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam
Ẩm thực Việt Nam rất nổi tiếng trên thế giớ. Khách du lịch tới Việt Nam đều mê mẩn với các món ăn Việt

Chính nhờ sự đa dạng trong văn hóa dân tộc nên Ẩm thực ở nước ta cũng phong phú chẳng kém. Việt Nam đã vinh dự lọt vào Top 15 quốc gia có nền ẩm thực đường phố hấp dẫn nhất thế giới. Một số món ăn Việt được bạn bè quốc tế yêu thích như: Phở, bánh mì, bún bò Huế…

Sản phẩm du lịch

Theo từ điển tiếng Việt, “sản phẩm do lao động của con người tạo ra”. Theo lý thuyết marketing, “Sản phẩm (product) là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn. Nó có thể là những vật thể, dịch vụ, địa điểm, tổ chức và ý tưởng”. Theo Luật Du lịch, “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.

– Theo Luật du lịch năm 2005 của Việt Nam: Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những giá trị về vật chất lẫn tinh thần của một quốc gia, một địa phương, một cơ sở nào đó mà du khách đến hưởng thụ và trả tiền. Sản phẩm du lịch bao gồm sản phẩm vật thể và phi vật thể, sản phẩm tự nhiên và nhân tạo.

– Theo quan điểm kinh tế hiện đại: Sản phẩm du lịch bao gồm cả sản phẩm vô hình và hữu hình phục vụ cho nhu cầu của con người trong chuyến du lịch. Do đó, sản phẩm du lịch rất phong phú, luôn biến đổi theo nhu cầu của khách du lịch và sự phát triển của nền kinh tế tại mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ.

Các nhóm nghề trong ngành du lịch

Du lịch là một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay, cả về nhân lực lẫn nhu cầu. Vậy bạn có biết ngành du lịch là gì? Các nhóm nghề trong ngành du lịch là gì? Ngành du lịch hiện có các nhóm nghề chính như sau:

Quản lý, điều hành du lịch

Quản lý du lịch

Nghề này đòi hỏi người làm nghề phải thực sự xuất sắc, có năng lực quản lý giỏi và hiểu biết sâu rộng về du lịch. Là cấp quản lý, lãnh đạo, ngoài kiến thức chung về du lịch và quản lý, các nhà quản lý doanh nghiệp du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch, tài nguyên du lịch còn phải có kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về từng lĩnh vực cụ thể để chỉ đạo, hướng dẫn những bộ phận, nhân viên dưới quyền. Ngoài ra, nhà quản lý du lịch cũng phải là người có mối quan hệ rộng, có kỹ năng giao tiếp tốt và am hiểu nhiều lĩnh vực, hoạt động đời sống.

Quản lý, điều hành du lịch
Quản lý, điều hành du lịch

Nhà quản lý du lịch chủ yếu làm việc trong văn phòng, xử lý và phê duyệt các hồ sơ, báo cáo, đề án,…Ngoài ra, họ cũng phải thường xuyên đi gặp đối tác, tham dự hội thảo, tham gia các chương trình quảng bá du lịch, đi đến các quốc gia hoặc địa phương khác để khảo sát thực tế, khảo sát thị trường, tham quan, học hỏi… Tuy nhiên, sinh viên theo học các nhóm ngành ở cấp độ quản lý, điều hành du lịch cần xác định rõ tương lai nghề nghiệp sau tốt nghiệp, rằng phải bắt đầu từ vị trí nhân viên bộ phận để học hỏi và rèn luyện các kỹ năng, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế, tạo tiền đề để thăng tiến lên các vị trí, chức vụ cao hơn.

Điều hành du lịch

Nhiệm vụ chính của người điều hành du lịch bao gồm: – phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch trong việc thực hiện các chương trình du lịch; – nhận thông tin từ những chương trình du lịch đó để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng, đơn vị hợp tác giải quyết những phát sinh, yêu cầu, phàn nàn của khách do hướng dẫn viên báo về;…Ngoài ra, người điều hành du lịch còn có nhiệm vụ phân công theo lệnh cho những người điều khiển phương tiện đi lại đưa đón và phục vụ khách, đảm bảo đúng tuyến đường, giờ giấc theo quy định.

Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam
Người điều hành du lịch

Người điều hành du lịch chủ yếu làm việc tại văn phòng, trên máy tính. Đây là nhóm nghề chịu áp lực công việc khá nặng nề với khối lượng công việc tương đối lớn và phức tạp, đòi hỏi người điều hành phải thực sự bình tĩnh, có khả năng kiềm chế cảm xúc, nhạy bén, thông minh, khôn khéo giải quyết vấn đề, có thể bất ngờ, xảy ra mọi lúc.

Quản lý, điều hành khách sạn, nhà hàng và liên quan

Sinh viên theo học các nhóm ngành như Quản trị khách sạn, Quản trị Du lịch – Khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Quản trị Khách sạn – Nhà hàng… sẽ được định hướng tương lai nghề nghiệp ở vị trí, chức vụ quản lý, điều hành trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống như khách sạn, nhà hàng…

Quản lý, điều hành du lịch
Nhân viên quản lý, điều hành khách sạn, nhà hàng và liên quan

Cấp quản lý, điều hành trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ này có nhiệm vụ quản lý, giám sát mọi hoạt động phục vụ khách của nhân viên, đảm bảo mang đến chất lượng dịch vụ đạt chuẩn theo quy định – phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận hay đội, nhóm, nhân viên phụ trách – chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về hiệu quả kinh doanh hay các sự cố, tai nạn phát sinh trong quá trình làm việc – tham gia tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân sự liên quan – trực tiếp hay chỉ đạo, chỉ định nhân sự tiếp nhận và xử lý mọi yêu cầu, phàn nàn, thắc mắc của khách…

Thông thường, nhân sự thuộc nhóm nghề quản lý, điều hành khách sạn, nhà hàng sẽ có sự phân cấp rõ rệt, từ Tổ trưởng – Trưởng ca – Giám sát – Quản lý/ Trưởng Bộ phận – Giám đốc…

Nhân viên phục vụ khách

Nhân viên lễ tân

Được xem như bộ mặt của khách sạn, nhà hàng hay các cơ sở du lịch, điểm tham quan, nhân viên lễ tân là người đầu tiên tiếp xúc với khách, có nhiệm vụ đón tiếp; giới thiệu các dịch vụ của cơ sở mình; nhận thông tin yêu cầu về ăn, ở, vui chơi của khách; kiểm tra các dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu khách đặt ra và trao đổi với khách về dịch vụ mà khách cần để phục vụ khách. Ngoài ra, nhân viên lễ tân còn làm các công việc như: điện thoại, chỉ dẫn và thông tin, nhận và trả đồ ký gửi, thanh toán, tạm biệt khách,…

Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam
Nhân viên lễ tân nhà hàng – khách sạn

Nhân viên lễ tân thường có vị trí làm việc tại những nơi dễ nhìn thấy nhất để thuận tiện cho khách ra vào, trao đổi thông tin. Yêu cầu công việc buộc nhân viên lễ tân phải có nghiệp vụ, trình độ chuyên môn và kiến thức thực tế về du lịch; biết và thành thạo nhiều hơn một ngoại ngữ; đồng thời phải có hành vi ứng xử phù hợp theo quy định, quy tắc giao tiếp quốc tế của cơ sở mình. Ngoài ra, ngoại hình ưa nhìn, giọng nói dễ nghe, thái độ thân thiện, thao tác linh hoạt, chịu được áp lực công việc… là những tiêu chuẩn cần có của một lễ tân khách sạn.

Nhân viên phục vụ bàn, bar, bếp

Đây là những bộ phận có vai trò rất quan trọng trong phục vụ khách hàng, quyết định đến sự hài lòng của khách khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở mình.

Nhân viên phục vụ bàn phải hiểu biết về các món ăn, thức uống có trong menu, giải thích và giúp khách chọn món khi cần, quan sát và kịp thời giúp đỡ, đáp ứng các yêu cầu của khách, thực hiện setup bàn tiệc, bày biện thức ăn phù hợp với chiều sâu văn hóa và mục đích của bữa tiệc;…

Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam
Nhân viên phục vụ bạn tại nhàn hàng

Nhân viên quầy bar/ Nhân viên pha chế phải thông thạo các loại đồ uống, từ các loại rượu, cocktail (nếu là Bartender), cà phê (nếu là Barista) đến đồ uống có ga, nước trái cây, nước khoáng,…; phải biết cách pha chế và sáng tạo đồ uống hợp khẩu vị với từng đối tượng khách, biết giao tiếp và xử lý những tình huống phát sinh trong ca làm việc;…

Nhân viên bếp phải có kiến thức sâu rộng về ẩm thực theo phong cách đặc trưng của cơ sở mình, hiểu và biết chế biến các món ăn theo phong cách đó; đồng thời có khả năng sáng tạo cao để biến tấu, đáp ứng nhu cầu khách khi cần;…

Hầu hết các bữa ăn thường kỳ, các bữa tiệc tại nhà hàng, khách sạn đều do các nhân viên phục vụ bàn, bar, bếp đảm nhiệm và thực hiện.

Nhân viên buồng phòng

Nhân viên buồng là người chịu trách nhiệm về vệ sinh phòng khách lưu trú. Tức phải đáp ứng các tiêu chuẩn về cách sắp đặt, bày trí vật dụng hợp lý, có thẩm mỹ, đảm bảo độ sạch sẽ và thoáng mát của mọi không gian phòng; đồng thời phải kịp thời và nhanh chóng trong việc đưa buồng vào phục vụ khách cũng như hướng dẫn khách khi cần;…

Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam
Nhân viên phòng – buồng là một vị trí nặng nhọc nhất trong khách sạn

Nhân viên buồng được coi là một trong những vị trí nặng nhọc nhất trong khách sạn, đảm nhận khối lượng công việc khá lớn mỗi ca. Vì thế, thông thường, các khách sạn sẽ tuyển dụng đa dạng các vị trí như: nhân viên làm phòng, nhân viên giặt là, nhân viên vệ sinh công cộng… nhằm đảm bảo phục vụ khách chu đáo, nhanh chóng và kịp thời.

Hướng dẫn viên du lịch

Nhiệm vụ chính của Hướng dẫn viên du lịch là thực hiện việc đón tiếp khách; tổ chức hoạt động du lịch theo chương trình du lịch mà công ty đã bán cho khách; giới thiệu hoặc liên hệ người giới thiệu tại mỗi điểm du lịch, giới thiệu các dịch vụ du lịch tại mỗi điểm du lịch cho khách; tổ chức và sắp xếp việc ăn, ở, đi lại cho khách theo chương trình du lịch; chịu trách nhiệm về sự an toàn và thoải mái của khách trong thời gian tham gia theo chương trình du lịch; trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc báo về điều hành trong quá trình dẫn tour;…

Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam
Hướng dẫn viên du lịch

Một hướng dẫn viên du lịch đúng nghĩa là người có ngoại hình (tức không bị khuyết tật về hình thể và giọng nói); có kiến thức và năng lực chuyên môn vững vàng; có khả năng ứng xử, giao tiếp khéo léo; có sức khỏe và tâm lý ổn định;…

Các hướng dẫn viên du lịch phải có thẻ hướng dẫn viên du lịch tương ứng (tại điểm, nội địa, quốc tế); làm việc trong các công ty du lịch, các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh lữ hành hoặc các đơn vị quản lý và khai thác tài nguyên du lịch, các ban quản lý di tích hay danh thắng, vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên;…

Nhân viên Marketing du lịch

Nhân viên Marketing du lịch hay nhân viên tiếp thị du lịch là người có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường du lịch để tìm ra thị hiếu của khách rồi nghiên cứu và nỗ lực đáp ứng mọi thứ khách cần. Nói đơn giản hơn, nhân viên Marketing du lịch phải tìm hiểu những gì khách cần, những gì đã có và cần có để đáp ứng nhu cầu của khách; từ đó lựa chọn/ thiết lập các chương trình du lịch phù hợp để tư vấn cho khách (giá cả, địa điểm, dịch vụ,…). Mục đích công việc của nhân viên Marketing du lịch là lập được kế hoạch kinh doanh phù hợp trong đó có chương trình du lịch, vừa đáp ứng đúng sản phẩm cần thiết, vừa mang lại doanh thu cho công ty, tránh rủi ro trong kinh doanh cho doanh nghiệp.

Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam
Nhân viên Marketing du lịch phải tìm hiểu những gì khách cần

Nhân viên Marketing du lịch giữ vai trò quảng bá, khuếch trương các sản phẩm du lịch của công ty đến khách hàng, bao gồm: chương trình du lịch, các dịch vụ du lịch đang và sẽ có với từng loại chất lượng, giá cả tương ứng để khách hàng tham khảo và lựa chọn.

Với đặc thù công việc, nhân viên Marketing du lịch không chỉ làm việc tại văn phòng, mà còn thường xuyên đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người để thu thập thông tin, phân tích dữ liệu; họ phải làm việc, giao dịch với khách hàng cũng như các đối tác, cơ sở du lịch, các điểm du lịch để đi đến thỏa thuận có lợi nhất. Đây là công việc đòi hỏi nhân viên phải có kiến thức du lịch, kiến thức kinh doanh và khả năng quan sát, tiếp nhận và phân tích, xử lý vấn đề nhanh nhạy và hiệu quả.

Các nhóm công việc khác

Ngoài những nhóm nghề kể trên, ngành du lịch còn nhiều công việc đa dạng khác như: chăm sóc khách hàng, thông tin du lịch, xây dựng chương trình du lịch, bán hàng lưu niệm, chăm sóc sức khỏe, tổ chức vui chơi giải trí, giáo dục môi trường du lịch, nghiên cứu về du lịch, bảo trì, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo du lịch,…

Những nhóm ngành đào tạo trong ngành Du lịch

Như đã trình bày ở mục “Ngành Du lịch là gì?”, ngành nghề này hiện được tổ chức đào tạo tại nhiều cơ sở giáo dục, từ Đại học – Cao đẳng – Trung cấp nghề cho đến các khóa đào tạo nghiệp vụ nghề ngắn và dài hạn ở các trung tâm, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện giảng dạy.

Theo đó, tùy vào kế hoạch đào tạo, quy mô tổ chức đào tạo hoặc nhu cầu thực tế của ngành hay học viên tại khu vực/ vùng/ địa phương nhất định mà ngành du lịch sẽ có sự phân chia và tổ chức đào tạo đa dạng các nhóm ngành (mỗi ngành lại bao gồm các chuyên ngành con tương ứng) phù hợp.

Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam
Những nhóm ngành đào tạo trong ngành Du lịch

Dưới đây là một số nhóm ngành phổ biến nhất với nhu cầu nhân sự cao, chỉ tiêu tuyển sinh nhiều, tiềm năng nghề nghiệp ổn định:

– Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (chuyên ngành: Quản lý lữ hành và Hướng dẫn viên Du lịch)

– Quản trị khách sạn

– Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

– Quản trị chế biến món ăn/ Kỹ thuật chế biến món ăn

– Việt Nam học

– Quản trị quan hệ công chúng (PR)

– Quản trị du thuyền

– Tổ chức và quản lý sự kiện

– Truyền thông và Marketing du lịch

– …

Và một số nghiệp vụ nghề chính yếu như:

– Nghiệp vụ lễ tân

– Nghiệp vụ buồng phòng

– Nghiệp vụ lưu trú

– Các khóa học làm bánh Âu, bánh kem, món tráng miệng, Bếp Á, Bếp Âu…

– Kỹ thuật pha chế đồ uống (Bartender/ Barista)

– …

Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam
Những nhóm ngành đào tạo trong ngành Du lịch

Sinh viên/ Học viên có nhu cầu theo học các nhóm ngành du lịch cần tìm kiếm và lựa chọn những trường – trung tâm đào tạo uy tín và chất lượng. Ngoài ra, một bộ phận nhân sự ngành du lịch cũng có thể là những người chưa qua đào tạo nghề, được chỉ dạy và hướng dẫn làm việc thực tế ngay tại đơn vị tuyển dụng.

Du lịch đối với nền kinh tế

Du lịch ngày càng có vai trò rất quan trọng tại Việt Nam. Đối với khách du lịch, họ đi khám phá văn hóa và thiên nhiên, bãi biển và các cựu chiến binh Mỹ và Pháp, Việt Nam đang trở thành một địa điểm du lịch mới ở Đông Nam Á.

Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Hơn một phần ba của tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó bao gồm khách sạn và phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải. Nhà sản xuất và xây dựng (28%) nông nghiệp, và thuỷ sản (20%) và khai thác mỏ (10%).

Trong khi đó, du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội (thời điểm 2007). Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch. Sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du lịch, đặc biệt là trong các dự án khách sạn.

Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam
Du lịch đối với nền kinh tế

Với tiềm năng lớn, từ năm 2001, Du lịch Việt Nam đã được chính phủ quy hoạch, định hướng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mặc dù “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010” có vài chỉ tiêu không đạt được, từ năm 2011, “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 30/12/2011 để tiếp nối. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, trong thực tiễn còn cần làm rất nhiều để ngành du lịch thật sự trở thành “mũi nhọn” và từ có “tiềm năng” trở thành có “khả năng”.

Năm 2015, Cục Di sản văn hóa đã công bố về số lượng khách tham quan các điểm du lịch Việt Nam, theo đó dẫn đầu là Quần thể danh thắng Tràng An đón hơn 5 triệu lượt khách, tiếp theo là vịnh Hạ Long đón trên 2,5 triệu lượt khách, cố đô Huế đứng thứ ba với hơn 2 triệu lượt khách, phố cổ Hội An đón khoảng 1,1 triệu lượt khách.

Trên đây là tóm tắt thông tin tổng quan về ngành du lịch của Việt Nam. Hi vọng bài viết này có thể giúp ích cho các bạn sinh viên, giúp các bạn có thêm kiến thức và am hiểu hơn về ngành du lịch cảu Việt Nam.

Phòng Tuyển sinh và Truyền thông – Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội – Số 1, Phố Kiều Mai, Phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội.
ĐT/Zalo: (024)2233.6262 – 0982865962 (Thầy Toản)
Website: nncn.edu.vn
Facebook chính: fb.com/ngoaingucongnghehn

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

Thí sinh có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển phát nhanh hồ sơ về địa chỉ trên. Thí sinh cần tìm hiểu thêm về ngành nghề đào tạo, thí sinh liên hệ với tổ tư vấn để được hỗ trợ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *