Với thị trường toàn cầu hóa trong bối cảnh hội nhập, Logistics ra đời ngày một phát triển và dần trở thành công việc đã thu hút khá nhiều nhân lực, đặc biệt với giới trẻ. Mặc dù thế, nhưng đến này vẫn có rất nhiều người còn khá mơ hồ, không hiểu rõ về các vị trí công việc ngành của Logisticslà như nào. Là một trong những đơn vị đi đầu trong đào tạo về ngành, Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội sẽ giúp các bạn có được những thông tin có liên quan tới Logistics dưới đây để giải đáp mọi thắc mắc cho bạn về thông điệp này.

ngành logistics
Tiềm năng và thách thức của ngành Logistics

Logicstics là gì ?

Logistics là việc quản lý chuỗi cung ứng các nguồn lực từ điểm xuất phát cho đến điểm tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng hoặc doanh nghiệp. Các nguồn lực được quản lý trong logistics có thể bao gồm hàng hóa hữu hình như vật liệu, thiết bị và vật tư, cũng như thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng khác.

Theo pháp luật Việt Nam, Logistics được cho là một hoạt động thương mại. Cụ thể, điều 233 Luật Thương mại 2005 quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.”

Các vị trí công việc của ngành Logistics

Theo thống kê của viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam thì trong 3 năm tới, các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics phải cần thêm 18.000 – 20.000 nhân công lao động, chư tính tới các doanh nghiệp đang hoạt động khác ngành. Điều này cho thấy rõ rằng, với tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm dành cho những người theo học ngành Logistics khá lớn; kèm theo đó có thể kiếm được việc làm với mức lương khá cao, ổn định tại các doanh nghiệp Logistics trong và ngoài nước sau khi ra trường.

Công việc của ngành Logistics
Các vị trí công việc của ngành Logistics

Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu và Logistics

Thực tế cho thấy tên gọi đã nói lên nhiệm vụ chính của bộ phận này. Đây chính là “bộ phận bán hàng” và sản phẩm được mang ra bán là “dịch vụ vận chuyển”. Bộ phận Sales hay các nhân viên Sales có đặc thù là luôn tiếp xúc với khách hàng, luôn phải biết cách làm thể nào để tiếp cận và thúc đẩy hành vi mua hàng nhiều nhất. Công việc cụ thể là:

  • Tìm kiếm khách hàng trong lĩnh vực: OCE, Air, vận tải nội địa, xuất nhập khẩu.
  • Tiếp cận và tư vấn trực tiếp cho khách hàng: Chào giá, lên dự thảo hợp đồng, lập thủ tục ký kết hợp đồng.
  • Phát triển và duy trì mối quan hệ với khách hàng, đối tác…
  • Trực tiếp giới thiệu các dịch vụ của Công ty với khách hàng.
  • Chăm sóc khách hàng hiện tại, tìm kiếm và phát triển khách hàng mới.
  • Giao dịch với khách hàng theo phân công, trả lời các câu hỏi hàng ngày của khách hàng thông qua email, điện thoại.

Nhân viên chứng từ

Nhân viên Chứng từ Xuất nhập khẩu là một lựa chọn phù hợp với hầu hết các bạn muốn tham gia vào Logistics vì yêu cầu đơn giản về ngoại ngữ cũng như trình độ chuyên môn. Bộ phận chứng từ có chức năng chính là tiến hành các nghiệp vụ liên quan đến chứng từ hàng nhập, xuất được chở trên tàu. Bộ phận này có trách nhiệm là phải đảm bảo tính chính xác của chứng từ về hàng hóa xuất – nhập trên tàu trước khi thông quan, đảm bảo việc giao hàng cho khách hàng tuân thủ theo đúng quy trình, thủ tục pháp lý.

Công việc cụ thể là:

  • Soạn thảo, đàm phán các điều kiện, điều khoản của hợp đồng xuất nhập khẩu.
  • Kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ nhập khẩu trước khi thanh toán.
  • Theo dõi, cập nhật hành trình các lô hàng nhập khẩu (ngày đi, ngày về, lưu cont, lưu bãi).
  • Chuẩn bị bộ hồ sơ thông quan nhập khẩu, lên tờ khai thông quan nhập khẩu hàng hóa về nội địa.
  • Kiểm tra tính chính xác của bộ hồ sơ nhập khẩu đối với các hàng hóa được đưa về kho ngoại quan, phối hợp với kho ngoại quan đưa hàng về kho.
  • Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình nhập khẩu hàng, dỡ hàng tại Cảng, cửa khẩu.
  • Chuẩn bị bộ chứng từ xuất hàng theo yêu cầu.
  • Tìm hiểu các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa khi được yêu cầu.
  • Lưu trữ hồ sơ, chứng từ.
  • Các công việc khác theo sự phân công của Ban giám đốc.

Nhân viên thu mua

Thu mua là một nghề có tính học hỏi rất cao và bạn phải cập nhập giá cả cũng như thông tin về các nguyên vật liệu mới liên tục. Nhìn chung, một chuyên viên thu mua phải đảm bảo rằng, các nguyên vật liệu và dịch vụ phục vụ cho việc sản xuất của công ty được mua từ các nhà cung cấp uy tín. Điểm mấu chốt của chuyên viên thu mua là họ phải tìm được giá trị tối đa cho công ty thông qua việc thỏa thuận thời gian và chi phí với nhà cung cấp. Và các công việc cụ thể đó là:

  • Liên hệ với hãng tàu đặt booking vận chuyển hàng về cảng.
  • Thực hiện việc thanh toán quốc tế (mở LC, chuyển tiền TT…) cho người thụ hưởng nước ngoài.
  • Chuẩn bị, kiểm tra hồ sơ thông quan hàng hóa nhập khẩu invoice, packing list, CO, CQ…) / hồ sơ tham vấn và đi tham vấn trực tiếp với Hải quan.
  • Theo dõi tiến độ đơn hàng từ lúc giao dịch đến lúc nhận hàng.
  • Tiếp nhận, phản hồi những thông tin khiếu nại về sản phẩm đối với nhà cung cấp
  • Cập nhật báo cáo tồn kho hàng ngày cho Ban Giám đốc, phòng Kinh doanh và khách hàng

Nhân viên thanh toán quốc tế

Nhiệm vụ của vị trí này là hỗ trợ khách hàng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như: mở L/C, chuyển T/T, D/P, kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ,…. Tất nhiên vị trí này bạn phải nắm vững những kiến thức về mảng xuất nhập khẩu, logistics để hỗ trợ các công ty xuất nhập khẩu làm việc tốt hơn. Vị trí nhân viên thanh toán quốc tế đòi hỏi bạn phải giỏi tiếng Anh, hiểu biết các tiêu chuẩn như UCP 600, các nguyên tắc quốc tế khác. Nhìn chung làm việc với chứng từ nhiều và đòi hỏi sự kỹ tính.

Những kiến thức và kỹ năng cơ bản của công việc này là sự hiểu biết về các ngành liên quan như tài chính, ngân hàng, kế toán, kinh tế, nghiệp vụ ngoại thương…. Đặc biệt thành thạo ngoại ngữ, tin học văn phòng, chịu được áp lực cao, có trách nhiệm và kỷ luật trong công việc

Công việc cụ thể là:

  • Lập báo cáo công nợ gửi khách hàng.
  • Kiểm tra và theo dõi chi tiết công nợ.
  • Làm hồ sơ thanh toán với khách hàng
  • Đối chiếu, soát xét dữ liệu, chứng từ về chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
  • Lập báo cáo công nợ gửi khách hàng trong nước và nước ngoài.
  • Kiểm tra và theo dõi chi tiết công nợ.
  • Làm hồ sơ thanh toán quốc tế.
  • Đối chiếu, soát xét dữ liệu, chứng từ về doanh thu và chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
  • Kiểm tra, theo dõi hóa đơn đầu vào, kê khai Thuế GTGT
  • Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan vào phần mềm kế toán.

Nhân viên giao/nhận vận tải (Forwarder)

Nhân viên giao nhận là người chịu trách nhiệm tất cả các khâu trong việc chuyển thư từ, kiện hàng hay hàng hóa. Nhân viên giao nhận là người tổ chức các chuyến hàng tùy theo kế hoạch đề ra bởi cấp trên, đảm bảo việc bốc hàng lên phương tiện và lựa chọn lộ trình phù hợp nhất nhằm tuân thủ thời hạn giao hàng. Cụ thể, công việc của nhân viên giao nhận là:

  • Lấy chứng từ, D/O từ khách hàng, hãng tàu, các công ty Logistics.
  • Sau khi nhân viên khai báo hải quan truyền tờ khai thành công sẽ tiếp nhận hồ sơ để tiếp tục hoàn thành thủ tục đăng ký/khai báo ở Cảng/sân bay/ICD.
  • Làm thủ tục kiểm dịch thực vật, động vật, giám định, kiểm tra chất lượng, y tế tùy theo yêu cầu của từng lô hàng.
  • Làm các thủ tục giao nhận hàng hóa/container với nhà vận chuyển tại cảng. Theo dõi việc thực hiện của các nhà vận chuyển với lô hàng đã giao.
  • Các công việc khác khi có yêu cầu.

Nhân viên kho bãi, cung ứng

Quản lý kho hàng là một trong những khâu không thể thiếu trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Sản phẩm được lấy ra từ đâu, lấy bao nhiêu, kho hàng xa trung tâm thì phân phối như thế nào, vận chuyển hàng hóa ra sao…Tất cả không thể diễn ra một cách tự phát mà cần có một nhân viên vận hành kho với những kỹ năng, kiến thức và sự phân tích sắc bén để thực hiện công việc sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Nhân viên cảng

Nhân viên cảng sẽ là người chịu trách nhiệm giám sát, điều phối các container lên tàu hoặc từ tàu xuống cảng.

Nhân viên chăm sóc khách hàng

Chăm sóc khách hàng đã trở thành một trong những yếu tố sống còn của các công ty và đòi hỏi rất nhiều đầu tư về công sức cũng như tiền bạc. Đặc biệt hơn những ngành khác, nhân viên dịch vụ khách hàng trong ngành Logistics không chỉ đơn thuần là người tư vấn, cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho khách hàng mà nó còn đòi hỏi bạn phải liên tục nắm bắt thông tin về tình trạng hàng hóa trong thời gian vận chuyển để cập nhập liên tục cho khách hàng.

Nhân viên hải quan

Được biết đến như một nghề có thu nhập “hot” nhất mọi thời đại, nhân viên hải quan luôn là công việc thu hút sự chú ý của rất nhiều bạn trẻ. Năng lực chuyên môn của người nhân viên hải quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp pháp của hàng hóa xuất, nhập khẩu và sự luân chuyển hàng hóa giúp hoạt động của cảng diễn ra thuận lợi nhất.

Trên đây chúng ta đã cùng tìm hiểu về logistic là ngành gì, logistic làm nghề gì và các vị trí công việc của Logistics là gì, v…v…. FTC hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ biết được mình nên làm gì nếu muốn theo đuổi ngành logistic và nhanh chóng đạt được thành công trong lĩnh vực này.

5/5 - (1 vote)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *